Đối với các bệnh ung th− nói chung và UTTT nói riêng, việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị và tiên l−ợng bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 70,5% số bệnh nhân đ−ợc phát hiện bệnh tr−ớc 6 tháng, sớm nhất là 2 tuần, muộn nhất là 48 tháng. Nghiên cứu của Võ Tấn Long trên 190 bệnh nhân UTTT thấy 53,7% số bệnh nhân đ−ợc phát hiện bệnh tr−ớc 6 tháng [34]. Tại Bệnh viện Việt Đức, theo Nguyễn Xuân Hùng và cộng sự, trong 206 bệnh nhân đ−ợc phẫu thuật UTTT từ 1989-1996 thời gian phát hiện bệnh tr−ớc 6 tháng là 48% [24]. Mặc dù, thời gian phát hiện bệnh tr−ớc 6 tháng đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, còn một tỷ lệ lớn bệnh nhân đến viện muộn (sau 12 tháng là 17,9%). Vấn đề đặt ra ở đây là thời gian phát hiện bệnh tr−ớc 6 tháng đã tăng. Nh−ng với thời gian 6 tháng đó đã làm tăng giai đoạn bệnh mà nếu phát hiện sớm sẽ kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Điều đó cũng chứng tỏ rằng: việc khám và phát hiện sớm ung th− còn ch−a đ−ợc quan tâm, do thói quen tự điều trị của ng−ời dân cũng nh− việc thầy thuốc dễ dàng bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm là viêm trực tràng, trĩ...Thời gian phát hiện bệnh đã sớm hơn tr−ớc nh−ng tỷ lệ sống sau mổ còn thấp. Nguyên nhân thứ nhất, có thể do bệnh phát triển âm thầm, các triệu chứng không rầm rộ, khi bệnh nhân đến viện với triệu chứng đầu tiên và đ−ợc chẩn đoán là UTTT sớm, nh−ng thực tế bệnh đã tiến triển âm thầm tr−ớc đó. Thứ hai, điều
kiện kinh tế còn khó khăn, chất l−ợng cuộc sống ch−a cao và bệnh nhân ch−a quan tâm đến việc khám định kỳ cũng nh− điều trị phối hợp sau mổ.