Chúng tôi nghiên cứu ph−ơng pháp phẫu thuật trong 72 tr−ờng hợp, có 29 tr−ờng hợp cắt đoạn trực tràng chiếm 40,3%. Về kỹ thuật khâu nối ống tiêu hoá trong 29 tr−ờng hợp cắt đoạn trực tràng, chúng tôi nối máy cho 28 tr−ờng hợp, 1 tr−ờng hợp nối bằng tay kiểu pull through.
Nhìn chung, các tác giả th−ờng chỉ định nối máy chủ yếu trong cắt đoạn TT mà khoảng cách khối u tới rìa hậu môn từ 6-10cm , do vậy tỷ lệ nối máy phụ thuộc phần lớn vào vị trí của khối u, khoảng cách u đến rìa hậu môn. Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay để thực hiện kỹ thuật nối máy không những cần có trang thiết bị, dụng cụ cắt nối mà còn tuỳ thuộc khả năng chi trả và sự chấp nhận của ng−ời bệnh. Về kỹ thuật, chúng tôi nhận thấy độ khó của phẫu thuật phụ thuộc phần lớn vào vị trí u, nhất là độ dài đoạn trực tràng còn lại trong cắt đoạn trực tràng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, cắt đoạn trực tràng đối với khối u trực tràng ở vị trí 1/3 trên và 1/3 giữa đều tiến hành nối máy thuận lợi. Những tr−ờng hợp u ở 1/3 d−ới trực tràng nối máy nhiều khi gặp
khó khăn, do phần trực tràng còn lại ngắn vùng phẫu tích hẹp, khó thực hiện thao tác theo ý muốn nhất là khi sử dụng ghim cắt ống tiêu hoá.
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, nối máy có thể áp dụng một cách an toàn với nhiều −u điểm đặc biệt là cho các miệng nối ở sâu nh− miệng nối đai-trực tràng thấp. Theo nghiên cứu của Hồ Hữu Đức cho thấy, việc dùng máy khâu nối có nhiều tiện lợi cho phẫu thuật viên, ích lợi cho ng−ời bệnh về độ an toàn và hạn chế các phẫu thuật phải làm hậu môn nhân tạo suốt đời mà đáng lý ra không cần mang [10]. Tuy nhiên, nối máy cũng phải đạt đ−ợc nguyên tắc của miệng nối tiêu hoá là không căng, cấp máu tốt và phải kín. Để đảm bảo cho miệng nối không căng trong các miệng nối đại trực tràng thấp cần phải hạ tốt đại tràng góc lách đôi khi cả đại tràng ngang. Sau khi khâu nối bao giờ cũng phải kiểm tra hai vòng cắt ống tiêu hoá trong máy phải đủ các lớp cắt và tròn đều; bơm hơi kiểm tra để đảm bảo chắc chắn là miệng nối đã kín. Cho đến nay việc khó khăn nhất để thực hiện nối máy lại là sự chấp nhận của bệnh nhân vì giá thành còn quá cao so với mặt bằng kinh tế chung ở n−ớc ta hiện nay. Đối với miệng nối đại trực tràng thấp, làm miệng nối bằng các máy khâu nối là tiện lợi nhất. Tuy nhiên, vẫn có thể khâu nối bằng tay với kỹ thuật nâng thành bụng ở thì làm miệng nối hoặc nối qua ống hậu môn. Trong tr−ờng hợp này, cần đ−a hồi tràng ra ngoài làm mở thông hồi tràng toàn bộ ở hố chậu phải để bảo vệ miệng nối và đóng lại sau 8 tuần nếu miệng nối đại tràng-hậu môn liền tốt [10], [30], [41].