Một trong những tiêu chuẩn của phẫu thuật triệt căn là đ−ờng cắt phải d−ới u ít nhất là 2 cm. Nguyễn Xuân Hùng cho rằng: về ph−ơng diện ung th− học, một phẫu thuật đ−ợc cho là triệt để thì diện cắt ruột, đặc biệt với ung th− trực tràng, phải nằm trên tổ chức lành (không có tế bào ung th−). Đối với ung th− trực tràng đó là diện cắt tính từ cực d−ới của khối u. Giới hạn an toàn cho phép là 2 cm [25].
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 49 tr−ờng hợp cắt cụt TT, chúng tôi không đánh giá độ dài bệnh phẩm d−ới u, 29 tr−ờng hợp cắt đoạn TT trong đó 5/29 tr−ờng hợp có độ dài bệnh phẩm d−ới u < 2 cm chiếm 17,2%, 13/29 tr−ờng hợp có độ dài bệnh phẩm d−ới u 2-5 cm, chiếm tỷ lệ cao nhất 44,8%, 11/29 tr−ờng hợp có độ dài bệnh phẩm d−ới u > 5 cm. Trong 29 tr−ờng hợp có 2 tr−ờng hợp phẫu thuật không triệt căn. 2 tr−ờng hợp này diện cắt còn tế bào ung th−, 1 tr−ờng hợp độ dài bệnh phẩm d−ới u nằm trong giới hạn 2-5 cm, 1 tr−ờng hợp độ dài bệnh phẩm d−ới u < 2 cm. Nh− trên chúng tôi đã nói (phần 4.3.5), cả 2 tr−ờng hợp này đều không đ−ợc làm sinh thiết tức thì trong mổ. Điều này có thể do phẫu thuật viên ch−a có thói quen gửi sinh thiết tức thì trong mổ. 27 tr−ờng hợp còn lại diện cắt d−ới không có tế bào ung th−. Theo tác giả Chung khi nghiên cứu 91 tr−ờng hợp thấy, độ dài bệnh phẩm d−ới u trung bình 3,9 cm (2-5,5 cm) [53]. Theo Trần Đức Dũng, có 1/48 tr−ờng hợp chiếm 2,1% phẫu thuật không triệt căn, theo Nguyễn Hoàng Bắc, có 1/73 tr−ờng hợp chiếm 1,37% phẫu thuật không triệt căn, do diện cắt d−ới đều còn tế bào ung th− [2], [6]. Đó là điểm chúng tôi cần rút kinh nghiệm, cần sinh thiết tức thì một cách hệ thống cho diện cắt trực tràng trong mổ.
4.4. Kết quả sớm