Trong phẫu thuật trực tràng mở cũng nh− phẫu thuật nội soi trực tràng, các nghiên cứu đều cho thấy rằng chỉ có phẫu thuật triệt căn mới có giá trị kéo dài thời gian sống sau mổ, các phẫu thuật tạm thời không có giá trị kéo dài thời gian sống mà chỉ có giá trị điều trị tình huống hoặc phòng biến chứng trong những tr−ờng hợp khối u không còn khả năng cắt bỏ, hoặc đã có di căn nhiều nơi.
Trong nghiên cứu chúng tôi, có 70/72 tr−ờng hợp đ−ợc phẫu thuật triệt căn chiếm 97,2%. 2/72 tr−ờng hợp phẫu thuật không đạt đ−ợc triệt căn chiếm 2,8%, 2 tr−ờng hợp này không làm sinh thiết tức thì trong mổ, khi gửi bệnh phẩm làm GPB thì thấy diện cắt d−ới còn tế bào ung th−. Khi đánh giá mối liên quan giữa tính chất phẫu thuật với mức độ xâm lấn chu vi của u trực tràng chúng tôi thấy 60 tr−ờng hợp có u xâm lấn ≤ 3/4 chu vi đều đ−ợc phẫu thuật triệt căn, 12 tr−ờng hợp có u xâm lấn > 3/4 chu vi, trong 12 tr−ờng hợp này có 2/12 (16,7%) phẫu thuật không triệt căn. Kết quả này cho thấy, khối u có mức độ xâm lấn chu vi càng ít thì khả năng phẫu thuật triệt căn càng cao. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Tính chất phẫu thuật còn có mối liên quan với T, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Cụ thể chúng tôi thấy khả năng phẫu thuật triệt căn ở T2 là 100%, T3 là 97,9%, T4 là 92,9%. Theo Hà Văn Quyết khi nghiên cứu 116 tr−ờng hợp ung th− đại - trực tràng đ−ợc tiến hành phẫu thuật nội soi, thấy khả năng phẫu thuật triệt căn ở T1, T2 là 100%, T3 là 96,3%, T4 là 80%. Theo Nguyễn Hoàng Bắc trong nghiên cứu 73 tr−ờng hợp có 1 tr−ờng hợp phẫu thuật không triệt căn chiếm 1,4%. Theo Trần Đức Dũng tỷ lệ này là 8,3%, điều này đ−ợc giải thích là trong 48 tr−ờng hợp mà Trần Đức Dũng nghiên cứu có 4 tr−ờng hợp không phẫu thuật đ−ợc triệt căn, trong đó có 1 tr−ờng hợp diện cắt còn tế bào ung th−, 1 tr−ờng hợp di căn phúc mạc và 2 tr−ờng hợp di căn gan nên việc phẫu thuật chỉ mang tính chất tạm thời [2], [6], [41].