Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY hộ KINH DOANH tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 49 - 55)

4/ Tốc độ tăng trưởng huy động

2.2.2. Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Hiện tại theo quy định chung của hệ thống Agribank thực hiện đo lường rủi ro để hỗ trợ ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng nói chung và các hộ kinh doanh nói riêng dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hộ kinh doanh bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Phần tài chính :

Việc đánh giá yếu tố tài chính của hộ kinh doanh dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích BCTC năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản; Nhóm chỉ tiêu hoạt động; Nhóm chỉ tiêu cân nợ và Nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Phần phi tài chính:

Các yêu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng, bao gồm các nhóm: Khả năngtrả nợ của hộ KD; Trình độ quản lý và môi trường hộ KD; Quan hệ với Ngân hàng; Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của hộ KD.

Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20-100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề và quy mô của hộ kinh doanh. Điểm của phần tài chính chiếm từ 25-30% tổng điểm xếp hạng và phần phi tài chính chiểm khoảng 70-75% tổng điểm xếp hạng. Tổng điểm kết hợp 02 yếu tố phi tài chính và tài chính để xác định mức phân loại của khoản cho vay theo Bảng sau:

Bảng 2.9. Phân loại nợ của Agribank đối với hộ kinh doanh Tổng số điểm

Xếp hạng Phân loại nợ

Từ Đến

Bước 1: Xác định ngành kinh tế

Bước 2: Xác định Quy môBước 3: Xác định loại hình sở hữu

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chínhBước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng

81 90 AA Đủ tiêu chuẩn

71 80 A Đủ tiêu chuẩn

66 70 BBB Cần chú ý

61 65 BB Cần chú ý

56 60 B Dưới tiêu chuẩn

51 55 CCC Dưới tiêu chuẩn

46 50 CC Nghi nghờ

41 45 C Nghi ngờ

0 40 D Có khả năng mất vốn

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank

Toàn bộ thang điểm và cách tính toán đều do Agribank Việt Nam xây dựng dựa theo quy chuẩn Basel II và cấp độ chi nhánh chỉ được phép nhập thông tin và nhận kết quả xếp hạng để căn cứ cho vay chứ không được phép can thệp nhằm thay đổi kết quả xếp hạng của khách hàng.

Đây là một phương pháp rất khách quan và có tính khoa học rất cao trong công tác thẩm định khách hàng là công cụ do Agribank xây dựng, góp phần cho chi nhánh giảm thiểu được công tác phân tích thủ công cũng như hạn chế được rủi ro trong quá trình thẩm định xét duyệt cấp tín dụng.

Điểm của khách

hàng

=

Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần

tài chính

+

Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần

Hình 2.1. Chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho hộ KD

Nguồn: Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank

Ngoài việc đo lường theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng, Agribank hiện nay còn đo lường rủi ro tín dụng định tính và định lượng theo điều 6, điều 7 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/NHNN về phân loại nợ. Hoạt động này được thể hiện bằng năm chu trình nghiệp vụ nối tiếp nhau: Phân loại nợ - Trích lập dự phòng - Xử lý rủi ro - Thu hồi nợ sau xử lý rủi ro - Xuất toán. Trong năm nghiệp vụ này, nghiệp vụ phân loại nợ được quan tâm hàng đầu và được triển khai theo 2 góc độ định lượng theo Điều 6 của QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và định tính theo điều 7 của QĐ493/2005/QĐ-NHNN. Cả hai loại phân loại này đều tuân thủ nguyên tắc tất cả dư nợ của khách hàng phải theo cùng một nhóm nợ cao nhất. Sự khác nhau của hai cách phân loại này ở chỗ: phân loại theo định lượng chủ yếu thực hiện theo số ngày quá hạn và số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khoản vay, còn phân loại theo định tính được thực hiện theo hạng của khách hàng tính theo mô hình tính điểm do ngân hàng xác lập.

Bảng 2.10. Phân loại nợ theo điều 6 - QĐ 493

Tiêu chí định lượng

Số ngày quá hạn

Số lần điều chỉnh/cơ cấu thời hạn trả nợ

Nợ khoanh/chờ xử lý/giảm miễn lãi Suy giảm khả năng trả nợ

Từ năm 2008, ngân hàng đã đăng ký và được sự chấp thuận của NHNN theo Công văn số 8738/NHNN-CNH ngày 25 tháng 9 năm 2008 cho phép Ngân hàng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại các khoản cho vay khách hàng theo Điều 7 của Quyết định 493. Theo hệ thống này, các khoản vay của Ngân hàng được đánh giá và phân loại theo cả hai yếu tố là định tính và định lượng, trong đó yếu tố định tính chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Bảng 2.11. Phân loại nợ theo điều 7 - QĐ 493

STT Xếp hạng Nhóm nợ Mô tả

STT Xếp hạng Nhóm nợ Mô tả

2 AA Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn

3 A Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn

4 BBB Nhóm 2 Nợ cần chú ý

5 BB Nhóm 2 Nợ cần chú ý

6 B Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn

7 CCC Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn

8 CC Nhóm 4 Nợ nghi ngờ

9 C Nhóm 4 Nợ nghi ngờ

10 D Nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn

Nguồn: Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank Từ ngày 01 tháng 06 năm 2014, Agribank áp dụng Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của NHNNVN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việ sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014 của NHNNVN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN.

Theo đó, tại điều 10, khoản 3a của Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về điều kiện các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại trước khi cơ cấu lại nợ.

Nhìn chung việc đo lường rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhànước chỉ mang tính đánh giá sau cho vay, không có tính chất dự báo mà chỉ sau khi cho vay, dựa trên khả năng hoàn trả các khoản vay để xếp nhóm nợ. Ý nghĩa chủ yếu của phương pháp này là mang tính khắc phục nợ xấu hơn là tính toán, phòng ngừa và quản trị rủi ro tín dụng.

Tình hình đo lường rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại Agribank tBắc Quảng Bình qua 3 năm 2018-2020 thể hiện ở Bảng 2.12.

Bảng 2.12. Tình hình đo lường rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại Agribank Bắc Quảng Bình qua 3 năm 2018-2020

Qua Bảng 2.12, cho thấy tỷ lệ có nguy cơ rủi ro có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018-2020, cụ thể năm năm 2018 tỷ lệ này là 1,75%, nhưng đến năm 2020 giảm xuống còn 1,41%. Mặc dù, việc đo lường rủi ro tín dụng được thực hiện tại Agribank Bắc Quảng Bình chủ yếu là đo lường bằng các chỉ tiêu phản ánh tình hình và mức độ rủi ro tín dụng như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ tồn đọng lãi phải thu, tỷ lệ món vay trên 3 tháng không hoạt động. Dựa trên việc đo lường này đã xác định được những hồ sơ có nguy cơ rủi ro, để từ đó có định hướng trong công tác quản lý rủi ro. Bên cạnh đó sử dụng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là xếp hạng tín dụng nội bộ hộ kinh doanh và thẩm định tín dụng để đo lường rủi ro tín dụng. Điều đáng nói là Agribank chưa xây dựng mô hình đo lường rủi ro tín dụng vì thế chưa lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như chưa tính được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất nếu rủi ro xảy ra khi xét giải quyết cho vay.

Kết quả phân nhóm nợ đối với cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh thể hiện ở Bảng 2.13.

Bảng 2.13. Phân loại nợ hộ kinh doanh tại Agribank Bắc Quảng Bình qua 3 năm 2018-2020

Qua Bảng 2.13, cho thấy, dư nợ xấu nhóm 3,4,5 qua 3 năm 2018-2020 chiếm tỷ trọng lần lượt là 1,75% năm 2018, 0,96% năm 2019 và 1,41% năm 2020. Con số này có xu hướng tăng lên vào năm 2020 tăng 79,2% so với 2019. Tại Agribank Bắc Quảng Bình trước khi cấp tín dụng (hoặc không cấp tín dụng) sẽ được CBTD, CBTĐ thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích năng lực tài chính, mục đích đi vay, đánh giá tài sản đảm bảo, đánh giá khả năng trả nợ, mức độ rủi ro và các điều kiện cho vay theo quy định, đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất cho vay hoặc không cho vay, giúp lãnh đạo ra quyết định cho vay. Trong quy trình xét duyệt khoản vay trước khi cấp tín dụng tại chi nhánh Agribank Bắc Quảng Bình, thẩm định được xem là bước quan trọng và ảnh hưởng nhất đến hiệu quả khoản vay. Tuy nhiên công tác thẩm định tại chi nhánh vẫn thiên về phân tích tài chính, còn các khía cạnh phi tài chính khác như trình độ tổ chức quản lý, thị trường, vẫn còn cảm tính, sơ sài, không có tính thuyết phục nên chất lượng thẩm định chưa cao.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY hộ KINH DOANH tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w