Đối với UBND tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY hộ KINH DOANH tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 87 - 92)

QUẢNG BÌNH

3.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Bình

Xây dựng, định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn theo chiều sâu, tái cơ cấu nông nghiệp theo chiều hướng nâng cao giá trị gia tăng, ưu tiên phát triển những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu.

Thường xuyên cập nhật, dự báo và cung cấp nguồn thông tin kinh tế về giá cả thị trường nhanh chóng, kịp thời và chính xác liên quan đến các mặt hàng nông sản, lương thực để hộ kinh doanh lường trước những biến động về giá cả thị trường.

Tổ chức định kỳ các lớp bồi dưỡng kiến thức mới về sản xuất nông nghiệp, ứng dụng những phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất sản lượng nông sản, cây trồng, vật nuôi…

Chỉ đạo và tạo điều kiện để chi nhánh được tiếp cận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân sách như kho bạc, bảo hiểm xã hội, các nguồn vốn từ các chương trình dự án, nguồn vốn ký quỹ của các nhà đầu tư vào thị xã để giúp chi nhánh tăng khả năng cân đối vốn và có điều kiện hạ thấp lãi suất cho vay đối với chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại Agribank Bắc Quảng Bình đến năm 2025 cụ thể là: Giải pháp tổ chức và khai thác tốt nguồn thông tin tín dụng hộ kinh doanh; Giải pháp hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh; Giải pháp nâng cao chất lượng của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ, chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh; Giải pháp đảm bảo công tác kiểm tra giám sát nợ sau khi cho vay được thực hiện đầy đủ và thực chất; Giải pháp xử lý nợ xấu; Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, kiến nghị phối hợp chặt chẽ của chính Agribank Bắc Quảng Bình, ngân hàng Agribank, UBND tỉnh Quảng Bình, NHNN, Chính phủ và các bộ ngành liên quan trong công tác quản lý rủi ro tín dụng hộ kinh doanh.

KẾT LUẬN

Qua phân tích đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bắc Quảng Bình giai đoạn 2018 - 2020 , chúng tôi nhận thấy:

- Công tac quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng đã đạt được một số kết quả đáng kể. Kết quả phân tích cho thấy, Agribank Bắc Quảng Bình đạt được mục tiêu khống chế nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong cho vay hộ kinh doanh, chi nhánh đã đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra là kiểm soát nợ xấu dưới 2,5% trong 3 năm qua. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh qua 3 năm luôn ở mức thấp dưới 1,75%. Bên cạnh những thành công vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như chưa xác định mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh một cách cụ thể, đầy đủ; mô hình quản trị rủi ro dạng phân tán tại chi nhánh; Chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng đối với hộ kinh doanh, mà áp dụng chung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân; Quyết định cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, chưa chú trọng đến năng lực tài chính của hộ vay, tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh. Chất lượng cán bộ tín dụng tại chi nhánh chưa cao, chưa đồng đều, chưa được đào tạo chuyên sâu về thẩm định dự án, hạn chế về phân tích, thẩm định cho vay những dự án phức tạp về ngành nghề, thị trường, định mức kinh tế kỹ thuật, phân tích và dự báo rủi ro.

- Trên cơ sở đánh giá và phân tích thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh của Agribank Bắc Quảng Bình trong thời gian qua , để có cơ sở hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh của Agribank Bắc Quảng Bình trong thời gian tới, Ngân hàng cần tập trung một số giải pháp như: tổ chức và khai thác tốt nguồn thông tin tín dụng hộ kinh doanh; hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh; nâng cao chất lượng của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ, chất lượng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh; đảm bảo công tác kiểm tra giám sát nợ sau khi cho vay được thực hiện đầy đủ và thực chất; xử lý nợ xấu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, để

hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh cần có sự phối hợp chặt chẽ của chính Agribank Bắc Quảng Bình, ngân hàng Agribank, UBND tỉnh Quảng Bình, NHNN, Chính phủ và các bộ ngành liên quan.

1. Agribank (2016 - 2018), Tài liệu nội bộ về hoạt động tín dụng của Agribank.

2. Agribank Bắc Quảng Bình (2018-2020), Báo cáo Hoạt động kinh doanh các năm 2018- 2020.

3. Huỳnh Xuân Giao (2013), Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Tỉnh Kiên Giang”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại Học Nha Trang.

4. Lê Văn Hùng (2007), Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng nhìn từ góc độ đạo đức, giải pháp phòng ngừa, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (Số 16, ngày 15 tháng 8 năm 2007).

5. Lam Nhật Chánh, (2016), Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Chi Nhánh Kiên Giang, Luận văn thạc sỹ, Đại học Duy Tân.

6. Mai Xuân Thịnh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định”.

7. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Ánh Thủy (2015), Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2017), Sổ tay tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

10. Nguyễn Thị Kim Chi (2012), Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, chi nhánh Mỏ Cày, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Thu Hà (2010), Những giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần, Tạp chí ngân hàng, (số 9 (306), ngày 01 tháng 05 năm 2010).

12. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế.

15. Trần Nam Bách (2007), Quản lý khách hàng vay tại tổ chức tín dụng, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (Số 3, ngày 14 tháng 2 năm 2007).

16. Trương Hữu Huy (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – Chi nhánh Trung Việt, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY hộ KINH DOANH tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 87 - 92)