Giải pháp tổ chức và khai thác tốt nguồn thông tin tín dụng hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY hộ KINH DOANH tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 83 - 84)

QUẢNG BÌNH

3.2.5.1. Giải pháp tổ chức và khai thác tốt nguồn thông tin tín dụng hộ kinh doanh

doanh

Agribank Bắc Quảng Bình thiết nên lập thêm các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin khác để có thể khai thác các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các hộ kinh doanh. không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn thông tin dự báo về lĩnh vực ngành nghề, thị trường làm cơ sở trong việc phân tích tín dụng. Hiện nay tính kém minh bạch thông tin đối với hoạt động kinh doanh của các khách hàng hộ kinh doanh tại Quảng Bình còn khá phổ biến. Vì vậy cần xây dựng hệ thống thông tin theo hướng tích cực hơn, cụ thể:

Chủ động phối hợp cùng NHNN địa phương với vai trò là đầu mối, thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các NHTM để bổ sung, nâng cao số lượng cũng như độ chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà

còn thông tin dự báo về lĩnh vực ngành nghề, thị trường làm cơ sở trong việc phân tích tín dụng.

Trên cơ sở thông tin về các khách hàng là hộ kinh doanh, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, phòng tín dụng cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ Chi nhánh để sử dụng trong việc thẩm định tín dụng.

Thiết lập mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin khác để có thể khai thác các thông tin về tình hình tài chính hộ kinh doanh, đối tác của hộ kinh doanh nhất là những ngành nghề thu mua nông sản, chế biến.

Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cũng đóng vai trò quyết định giúp cho việc thu thập thông tin khách hàng, thông tin quản trị, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ được nhanh chóng, cập nhật kịp thời. Đồng thời giúp cho ban lãnh đạo và các bộ phận tác nghiệp có thể tiếp cận được nguồn thông tin đáng cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng thuận lợi, nâng cao hiệu lực chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nội bộ để phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro và có biện pháp giải quyết hữu hiệu.

Hoàn thiện công tác lưu trữ và cập nhật thông tin khách hàng vay vốn trong toàn hệ thống làm cơ sở phân loại, đánh giá, phân tích chấm điểm khách hàng được tốt hơn, thu thập thông tin từ CIC để thực hiện tốt vai trò hổ trợ, cung cấp, cảnh báo thông tin có chất lượng cho công tác thẩm định tín dụng, theo dõi khoản vay.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY hộ KINH DOANH tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 83 - 84)