QUẢNG BÌNH
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh
Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, gắn công tác tín dụng với nhiệm vụ trọng tâm là huy động vốn và phát triển dịch vụ. Việc cấp tín dụng nhằm mục tiêu cho “Tam nông”.
Không cho vay liên chi nhánh, ngoài địa bàn.
Tập trung thu lãi đọng, lãi trên 365 ngày, thu nợ các khoản nợ đã xử lý rủi ro tín dụng đang hạch toán ngoại bảng để tăng thêm nguồn lợi nhuận.
Thực hiện đánh giá, phân loại nợ một cách chính xác, khách quan, phản ánh đúng chất lượng tín dụng tại chi nhánh, hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh, tỷ lệ nợ xấu dưới 2% trên tổng dư nợ.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát nhằm hoàn thiện quản trị tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh.
Hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức cán bộ và nâng cao đạo đức nghề
nghiệp của cán bộ tín dụng.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI AGRIBANK BẮC QUẢNG BÌNH TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI AGRIBANK BẮC QUẢNG BÌNH
Công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh thời gian qua hiệu quả chưa cao, tiềm ẩn rủi ro trong cho vay hộ kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận, sự tồn tại và phát triển của chi nhánh cần tập trung và thực hiện các biện pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh trong thời gian tới với các giải pháp sau:
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vayhộ kinh doanh hộ kinh doanh
Để hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh, ngân hàng cần thường xuyên thu thập thông tin liên quan đến tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng, cơ chế chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và môi trường nội bộ cấp tín dụng của chi nhánh để phân tích, đánh giá nguyên nhân phát sinh nợ xấu trên các phương diện về phía khách hàng, về chính sách tín dụng, quy trình cho vay hộ kinh doanh và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh. Về tác động của môi trường kinh doanh, phân tích, dự báo tác động của việc thay đổi môi trường bên ngoài, bên trong tác động không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, để tổngkết, xây dựng hệ thống các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh đã, đang và sẽ xảy ra để phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của chi nhánh có hệ thống, khoa học và chủ động hơn.
Phát hiện sớm các rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh dựa trên một số dấu hiệu cảnh báo như: Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong khi lực lượng cán bộ tín dụng còn mỏng, vì sức ép tăng trưởng dư nợ nên quá tập trung vao một số khách hàng lớn, các khách hàng đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa có thể ảnh hưởng đến khả năng thu nợ, khách hàng có tình hình tài chính yếu…
Chú trọng giá trị tài sản đảm bảo khi xem xét cho vay, khách hàng liên quan đến các vụ kiện, cấp tín dụng quá coi trọng danh tiếng khách hàng, nhất là khách hàng truyền thống dẫn đến chủ quan coi nhẹ khâu thẩm định, thực hiện việc gia hạn nợ không đủ điều kiện nhằm đạt chỉ tiêu thấp về tỷ lệ nợ xấu, không thực hiện đúng phân quyền phán quyết cho vay đối với một khách hàng.
Thông qua công tác nhắc nợ bằng thư, email và tin nhắn kết hợp nhân viên tín dụng gọi điện thoại định kỳ theo dõi nợ của khách hàng theo các dấu hiệu như không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ chậm theo khế ước nhận nợ để nhận biết RRTD và có biện pháp ngăn chặn hoặc giảm thiểu RRTD.
xét duyệt khoản vay cho người thân. Tạo tính độc lập xét mối quan hệ nhân thân của nhân viên tín dụng và khách hàng khi có phát sinh khoản vay, trong công tác phê duyệt tín dụng, sự rõ ràng các chỉ tiêu, quy định phê duyệt tín dụng là cơ sở để nhận biết rủi ro trong quá trình phê duyệt tín dụng.
Ngoài ra thường xuyên tổ chức đào tạo cụ thể mỗi quý 1 lần, nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên qua các buổi huyến luyện nâng cao chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức thị trường, mời các diễn giả về chia sẻ,… Đồng thời đưa ra các hình thức chế tài tùy mức độ vi phạm như nhắc nhở, cảnh cáo hoặc cho thôi việc đối với cán bộ công nhân viên sai phạm gây thất thoát tài sản của ngân hàng.
Áp dụng phương pháp liệt kê các công việc chi tiết để nhận dạng các rủi ro tín dụng tại Agribank Bắc Quảng Bình, qua phân tích các báo cáo kiểm soát nội bộ, kết quả kiểm tra của thanh tra Ngân hàng Nhà nước, các bảng số liệu về dư nợ quá hạn qua các kỳ báo cáo.
Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ, Để bộ phận này hoạt động hiệu quả và thực hiện đúng vai trò của mình, cần thực hiện một số giải pháp sau: Điều chỉnh tiêu chí đánh giá cuối năm của nhân viên. Phần định tính (30%) do Giám đốc chi nhánh xem xét về việc chấp hành đúng nội quy của Agribank, về thái độ làm việc, tiếp xúc KH; chỉ tiêu định lượng (70%) nên để Khối vận hành xem xét dựa trên hệ thống truy xuất dữ liệu. Có như vậy Bộ phận kiểm soát tại chi nhánh mới thực sự hoạt động độc lập. Khi không thống nhất giữa Bộ phận Kiểm soát tại chi nhánh và Giám đốc chi nhánh, nên có một kênh trao đổi thông tin hiệu quả bằng hình thức tạo nhóm qua công nghệ thông tin và mạng nội bộ, xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể. Bộ phận kiểm soát có thể liên hệ trực tiếp với Khối vận hành để xem xét chỉ đạo thực hiện, đảm bảo hoạt động tín dụng thực sự hiệu quả, an toàn. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên kiểm soát tại chi nhánh bằng cách tuyển chọn cán bộ có kinh nghiệm làm việc, và luân chuyển cán bộ giữa các chi nhánh nhằm tạo điều kiện cho cán bộ học hỏi và phát huy năng lực chuyên môn.
thi xét năng lực hàng quý của ngân hàng, cả về trình độ nghiệp vụ và ứng xử giữa các mối quan hệ, đánh giá năng lực định kỳ qua các bài kiểm tra chuyên môn, khảo sát chéo đánh giá về năng lực và môi trường làm việc trong các nhân viên. Công việc của nhân viên kiểm soát và nhân viên tín dụng, đôi khi mâu thuẫn nhau. Nhân viên tín dụng muốn đạt chỉ tiêu, muốn hồ sơ tiến hành nhanh để vừa lòng KH, đôi khi lại quên đi công tác kiểm soát rủi ro. Nhân viên kiểm toán tại chi nhánh thực sự hiểu biết, tạo lòng tin cho nhân viên tín dụng và phải dung hòa được các mối quan hệ với các bộ phận khác, và kể cả đối với Giám đốc chi nhánh, tránh những mâu thuẫn công việc phát sinh thành mâu thuẫn cá nhân.