Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY hộ KINH DOANH tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 78 - 79)

QUẢNG BÌNH

3.2.2. Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

doanh

* Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

RRTD có thể xuất phát từ việc phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn thận hoặc thiếu chính xác, mềm lòng trước lời đề nghị tha thiết của khách hàng có thể dẫn đến quyết định cấp một khoản tín dụng “một đi không trở lại”, dẫn đến quyết định cho vay sai lầm. Ngày nay chưa kể là có những khách hàng vay càng lớn, các dự án vốn vay có mục đích rất đa dạng, lĩnh vực kinh doanh ngày càng có những diễn biến thất thường hơn nữa tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt. Do đó cán bộ thẩm định dễ bỏ qua các tiêu chí để được cho vay.

Việc thẩm định dự án, phương án kinh doanh là phân tích và xác định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng. Công việc này giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, cũng như chất lượng kinh doanh và triển vọng phát triển của khách hàng trong thời gian tới, để có thể nhận thấy rủi ro của khách hàng, từ đó định ra một giới hạn tín dụng hợp lý.

Để thực hiện tốt quá trình chuyên môn hóa của hoạt động thẩm định, qua đó nâng cao chất lượng thẩm định. Chi nhánh cần thành lập Phòng thẩm định để thẩm định các món vay mà Phòng tín dụng trình cho vay (đối với khách hàng Hộ sản xuất, cá nhân là 02 tỷ đồng trở lên). Từ đó sẽ nâng cao việc quản lý điều hành công tác thẩm định. Quản lý điều hành hoạt động thẩm định cần chú trọng vì đây là khâu

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY hộ KINH DOANH tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 78 - 79)

w