Thực trạng công tác tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY hộ KINH DOANH tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 60 - 67)

4/ Tốc độ tăng trưởng huy động

2.2.4. Thực trạng công tác tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Tài trợ bằng sử dụng nguồn dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng: Agribank Bắc quảng Bình thực hiện công tác xử lý RRTD từ quỹ dự phòng rủi ro theo quyết định số 530/QĐ- HĐTV - XLRR ngày 12/4/2015 do Hội đồng thành viên của Agribank Việt Nam ban hành. Tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tại Agribank Bắc Quảng Bình qua 3 năm 2018-2020 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.16. Tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tại Agribank Bắc Quảng Bình qua 3 năm 2018-2020

Qua bảng 2.16, cho thấy tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tại Agribank Bắc Quảng Bình qua 3 năm 2018-2020 có xu hướng tăng lên đối với hộ kinh doanh. Năm 2018, trích lập 3.100 triệu đồng, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể/dư nợ là 0,63%; Năm 2019 trích lập 4.500 triệu đồng tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể/dư nợ là 0,67%; và Năm 2020 con số này là 5.800 triệu đồng, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể/dư nợ là 0,71%. Từ những phân tích trên cho thấy, Agribank Bắc Quảng Bình làm tốt công tác tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh, tuy nhiên chi nhánh tập trung quá nhiều vào việc gia hạn nợ, cơ cấu

lại thời hạn trả nợ, đảo nợ, dẫn đến lãi tồn đọng trên 365 ngày nhiều làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính của chi nhánh, không phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng, khả năng tiềm ẩn những rủi ro tín dụng là không tránh khỏi.

- Nguyên tắc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD:

+ Sử dụng dự phòng cụ thể của khoản nợ để xử lý RRTD cho chính khoản nợ đó. Tích cực phát mãi tài sản đảm bảo của khoản nợ xử lý để thu hồi nợ. Trường hợp phát mãi tài sản vẫn không đủ để thu hồi nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý cho đủ.

+ Sau khi đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý RRTD, Agibank sẽ chuyển toàn bộ khoản nợ sang hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ.

+ Nguồn dự phòng để xử lý RRTD: Đơn vị nào cho vay sẽ sử dụng quỹ dự phòng rủi ro được trích ở đơn vị đó để xử lý RRTD cho khoản vay. Trường hợp Chi nhánh thiếu nguồn thì Hội sở sẽ tạm ứng nguồn quỹ dự phòng để xử lý.

- Đối tượng được sử dụng dự phòng để xử lý RRTD:

+ Các khoản nợ của khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản

theo quy định pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

+ Các khoản nợ thuộc nhóm 5 được quy định theo chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của Agribank.

- Thẩm quyền trình tự thực hiện xử lý RRTD

Bước 1: Định kỳ hàng quý hoặc theo thông báo của Agribank, Agribank Bắc Quảng Bình chỉ đạo các phòng nghiệp vụ tiến hành rà soát, các khoản nợ xấu sau khi đã áp dụng các biện pháp và nỗ lực thu hồi vẫn không thu được, nếu đủ điều kiện để xử lý RRTD từ quỹ dự phòng rủi ro thì lập tờ trình đề xuất báo cáo phó giám đốc phụ trách tín dụng. Sau khi được phê duyệt, tờ trình được chuyển qua phòng tín dụng để báo cáo Giám đốc trình ra hội đồng tín dụng cơ sở.

Bước 2: Các thành viên hội đồng tín dụng cơ sở xem xét, phân tích bổ sung thêm thông tin khoản nợ, xác định nguyên nhân dẫn đến nợ xấu đưa ra ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, đề xuất biện pháp

thu hồi nợ tiếp theo. Trên cơ sở ý kiến các thành viên hội đồng, chủ tịch hội đồng ra quyết định trình hoặc không trình Hội đồng xử lý RRTD của Agribank Hội sở.

Bước 3: Ban quản lý tín dụng tiếp nhận thẩm định hồ sơ trình Hội đồng Agribank xem xét ra quyết định phê duyệt không phê duyệt sử dụng dự phòng xử lý RRTD.

Bước 4: Ban chỉ đạo nợ xấu tại Agribank Bắc Quảng Bình tiếp nhận kết quả, chỉ đạo các biện pháp xử lý và thu hồi nợ xấu trước và sau khi được xử lý RRTD; chỉ đạo việc triển khai cụ thể các yêu cầu cụ thể của hội đồng xử lý RRTD.

Agribank Bắc Quảng Bình hoạt động trên địa bàn có sản xuất kinh doanh đa dạng, doanh số cho vay hộ kinh doanh cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Do đặc tính trên địa bàn, hộ kinh doanh hoạt động ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nên hoạt động cho vay hộ kinh doanh có nhiều rủi ro lớn. Rủi ro trong cho vay hộ kinh doanh đang là vấn đề được quan tâm thường xuyên của Ban lãnh đạo Agribank Bắc Quảng Bình cũng như đội ngũ cán bộ tín dụng:

Cơ cấu dư nợ theo mức độ rủi ro tín dụng: Kết quả phân loại nợ của Agribank Bắc Quảng Bình qua 3 năm 2018-2020, cho thấy chất lượng tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tuy ở mức an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao, do dư nợ nhóm 2 phát sinh tăng trong năm 2020 là 9.115 triệu đồng nguy cơ chuyển sang nhóm 3, do vậy tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng cao. Tình hình nợ xấu hộ kinh doanh qua 3 năm 2018-2020 thể hiện ở bảng sau.

Bảng 2.17. Tình hình nợ xấu hộ kinh doanh tại Agribank

Bắc Quảng Bình qua 3 năm 2018-2020

Qua bảng 2.17, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh qua 3 năm có xu hướng giảm và ở mức thấp, năm 2018 là 2,11%, năm 2019 giảm xuống còn 1,69 và đến 2020 con số này chỉ là 1,54%. Có được kết quả này là do CBTD đã cho vay đúng người, đúng đối tượng, làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nên khả năng thu hồi nợ mới cải thiện hơn trước. Do đặc điểm của hộ kinh doanh là vừa làm chủ tư liệu sản xuất vừa trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả kinh doanh của chính mình. Do đó, nếu như hộ kinh doanh bị thua lỗ, việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn bị chậm sẽ dẫn đến khả năng không trả được nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. Chính điều này sẽ làm cho Ngân hàng phát sinh nợ quá hạn và tất yếu Ngân hàng sẽ gặp rủi ro.

Nhìn chung, thực trạng nợ xấu hộ kinh doanh tại Agribank Bắc Quảng Bình ở mức chấp nhận được. Điều này thể hiện việc cho vay hộ kinh doanh (cho vay trực tiếp đến từng hộ) và chế độ thưởng phạt nghiêm minh của Agribank

Bắc Quảng Bình đối với CBTD là có hiệu quả cao hạn chế được rủi ro.

Để thấy rõ tốc độ luân chuyển tín dụng của hộ kinh doanh tại Agribank Bắc Quảng Bình qua 3 năm 2018-2020, chúng ta phân tích bảng sau:

Bảng 2.18. Tốc độ luân chuyển tín dụng của hộ kinh doanh tại Agribank Bắc Quảng Bình qua 3 năm 2018-2020

Qua bảng 2.18, cho thấy vòng quay vốn tín dụng giảm qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng tiền cho vay của Agribank Bắc Quảng Bình chưa hiệu quả. Mặt khác, điều này cũng chứng tỏ có nhiều sự thay đổi trong cơ cấu cho vay của Agribank Bắc Quảng Bình. Các khoản cho vay vốn lưu động kéo dài theo đặc thù cho vay làng nghề (thông thường là 09 tháng/vòng quay vốn lưu động) trong các năm 2018 và 2020, tăng thời gian vay nhiều so với năm 2020 là cho vay kinh doanh ô tô cũ (thông thường khoản vay có thời hạn 04 tháng/vòng quay vốn). Tốc độ thu hồi vốn chậm làm giảm tính thanh khoản của Agribank Bắc Quảng Bình, cần hỗ trợ linh hoạt từ nguồn mua bán vốn của hội sở nhằm tăng lợi nhuận chủ động thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn.

Để thấy rõ hệ số thu nợ của hộ kinh doanh tại Agribank Bắc Quảng Bình qua 3 năm 2018-2020 ta xem xét bảng sau:

Bảng 2.19. Hệ số thu nợ của hộ kinh doanh

tại Agribank Bắc Quảng Bình qua 3 năm 2018-2020

Qua bảng 2.19, hệ số thu nợ của Agribank Bắc Quảng Bình trong năm 2018 đạt 77,83%, 2019 đạt 80,60% tăng 3,6% so với năm 2018. Hệ số này còn tăng thêm 11,0% trong năm 2020 để đạt đến mức 89,48%. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ hộ kinh doanh ngày càng có hiệu quả, rủi ro trong hoạt động tín dụng thấp. Tuy nhiên, hệ số thu nợ tăng cũng chỉ ra rằng Agribank Bắc Quảng Bình chưa đạt yêu cầu cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng khi doanh số cho vay tăng không nhiều so với doanh số thu nợ. Do vậy, Agribank Bắc Quảng Bình cần cải thiện chỉ số này trong năm tới để đạt được chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ 2025, nên để ở mức bình ổn của hệ số từ 70 - 80%. Tình hình thực hiện trích lập dự phòng cụ thể tại Agribank Bắc Quảng Bình qua 3 năm 2018-2020 được thể hiện qua bảng sau

Bảng 2.20. Tình hình thực hiện trích lập dự phòng cụ thể tại Agribank

Qua bảng 2.20, cho thấy qua 3 năm 2018-2020, Agribank Bắc Quảng Bình đã thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đúng theo Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước, số dự phòng cụ thể có xu hướng tăng qua các năm, số dự phòng cụ thể năm 2018 là 3.100 triệu đồng, tăng lên 4.500 triệu đồng và lên 5.800 triệu đồng năm

2020. Muốn đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh qua 3 năm 2018-2020, đồng nghĩa với việc chi nhánh phải nới lỏng các điều kiện cho vay khiến cho rủi ro tín dụng tăng lên và tương ứng với đó dự phòng cụ thể trích lập cũng cần phải tăng lên để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đặc biệt năm 2020 dự phòng cụ thể tăng 1.300 triệu đồng so với năm 2019 là do chất lượng tín dụng của chi nhánh xuống thấp, để đảm bảo an toàn nên chi nhánh đã trích lập dự phòng cụ thể nhiều để ứng phó với những rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh có thể xảy ra.

Bảng 2.21. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại Agribank Bắc Quảng Bình qua 3 năm 2018-2020

Qua Bảng 2.21, cho thấy qua 3 năm 2018-2020, tỷ lệ dự phòng năm 2018 là 0,63%, năm 2019 là 0,67%, năm 2020 là 0,71%. Tỷ lệ này là chấp nhận được trong điều kiện nền kinh tế khó khăn hiện nay. Hệ số khả năng bù đắp RRTD qua

3 năm ở mức thấp, dưới 0,03 lần.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY hộ KINH DOANH tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w