Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kênh phân phối sản phẩm của công ty cổ phần tập đoàn bia sài gòn bình tây SABIBECO (Trang 71 - 73)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

* Các nhân tố kinh tế

Bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu của cầu có khả năng thanh toán xuất hiện trên thị trường tới sức mua của dân cư. Theo ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia, rượu, nước giải khát Việt Nam, ngành đang đảm nhận vai trò cung cấp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu. Ngành huy động nhiều nguồn lực xã hội, nhất là từ khu vực tư nhân trong và ngoài

nước cũng như tạo ra hàng trăm nghìn việc làm trực tiếp và tham gia đóng góp ngân sách mỗi năm; góp phần bảo đảm an sinh xã hội...

Tuy vậy, do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị giảm sút đáng kể, trong đó doanh thu và lợi nhuận giảm lần lượt trung bình từ 20 - 40% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tiêu thụ đồ uống 6 tháng năm 2020 chi bằng hơn 89% so với cùng kỳ. Riêng sản lượng bia cả nước 6 tháng năm nay giảm hơn 18% so với cùng kỳ. Ngoài ra, doanh nghiệp trong nước còn gặp khó do phải cạnh tranh với hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc.

SABIBECO cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ tình hình phát triển của nền kinh tế.

* Các nhân tố kỹ thuật công nghệ và môi trường tự nhiên

- Công nghệ không phải yếu tố trọng yếu đối với ngành bia và quy trình sản xuất bia tại Việt Nam.

- Điều kiện thiên nhiên không phù hợp cho việc phát triển vùng nguyên liệu, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải nhập khẩu gần như 100% nguyên liệu đầu vào, chịu rủi ro cao về biến động nguồn cung, biến động giá và biến động tỷ giá.

* Các nhân tố về vãn lỉoá, xã hội:

Cơ cấu dân số vàng, trình độ dân trí ngày càng cao, sự phát triển của tầng lớp trung lưu và triển vọng kinh tế ổn định của chính phủ là những yếu tố chính giúp cho người tiêu dùng Việt lạc quan hơn, chi tiêu nhiều hơn và uống bia nhiều hơn.

* Các nhân tố chính trị, luật pháp

Mặc dù mang lại nguôn thu thuê dôi dào cho ngân sách nhà nước, ngành bia cũng như toàn ngành đồ uống có cồn được nhận định là có tác động tiêu cực đến sức khoe của người tiêu dùng và an ninh xã hội. Do vậy, chính phủ cũng như nhiều tổ chức xã hội đã có nhiều hoạt động để hạn chế tăng trưởng của ngành bia như tổ chức tuyên truyền, giáo dục về tác hại của bia rượu hay mạnh tay nhất là tăng thuế tiêu thụ • đặc• biệt.• Gia nhập• 1 WTO Việt • Nam sẽ áp dụngX • mức thuế tiêu thụ đặc • • biệt• cho tất cả sản phẩm bia, bao gồm cả vật tư, hình thức đóng gói. Bước sang năm 2020, ngay từ đầu năm, ngành Bia-Rượu-Nước giải khát nói chung và Sabibeco nói riêng đã phải chịu tác động kép bởi Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và dịch Covid-19 bùng phát ở những thành phố lớn của Việt Nam. Theo đó, nhiều nhà hàng, khu du lịch đà phải tạm ngừng hoạt động, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bia giảm mạnh. Đây là một biến động lớn, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Sabibeco. Chính vì vậy doanh thu của công ty đã giảm đáng kể so với các năm về trước.

* Các nhân tố cạnh tranh

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn: Không chỉ gặp cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất trong nước, SABTBECO còn phải cạnh tranh với các loại bia nhập khẩu đang ồ ạt tiến vào thị trường. Nhờ vào các FTA được ký kết khiến cho thuế nhập khẩu bia giảm mạnh, xu hướng tiêu dùng cao cấp hóa và thu nhập cá nhân tăng, các dòng bia nhập ngoại dường như đang được ưa chuộng hơn, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố lớn. Trong những năm tới đây, do thị hiếu người tiêu dùng trong nước thay đối, các loại bia mới, đặc biệt là bia nhập khẩu trong phân khúc cao cấp,

sẽ hiện diện ngày càng nhiều trên thị trường Việt Nam, tạo áp lực lên các loại bia sản xuất trong nước bắt buộc phải nâng cấp cả về chất lượng, mẫu mã và chủng loại sản phẩm.

- Sức ép từ nhà cung cấp: Tỷ lệ sản xuất bia Việt Nam hiện nay là 70% lúa mạch và 30% gạo. Nguyên vật liệu chính sản xuất bia hiện nay là lúa mạch phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài bởi vì quá trình trồng lúa mạch ở Việt Nam hiện

nay chưa được khả thi. Việc phải nhập khâu nguyên vật liệu như vậy có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp không làm chù được nguyên vật liệu. Theo tính toán, lợi nhuận biên của nhà sản xuất thu về chỉ khoảng 18-20%. Như vậy, nhà cung cấp có vai trò quyết định trong ngành bia, có quyền lực thương lượng rất lớn, tạo ra mức độ cạnh tranh cao.

- Sức ép từ khách hàng: Áp lực đến từ khách hàng chủ yếu đến từ áp lực giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, và chất lượng dịch vụ cao hơn cho doanh nghiệp vì khách hàng hiện nay có quá nhiều sự lựa chọn đề thoả mãn ham muốn. Phương thức duy nhất để thống trị các hành vi của người tiêu dùng là thông qua quảng cáo và tiếp thị. Thực tế, áp lực này không quá nặng nề.

Một phần của tài liệu Kênh phân phối sản phẩm của công ty cổ phần tập đoàn bia sài gòn bình tây SABIBECO (Trang 71 - 73)