Phương pháp thống kê, mô tả

Một phần của tài liệu Kênh phân phối sản phẩm của công ty cổ phần tập đoàn bia sài gòn bình tây SABIBECO (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1.Phương pháp thống kê, mô tả

Phưoưg pháp thống kê, mô tả là phương pháp tập họp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng họp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù họp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất. Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến trong chương 3.

Số liệu thống kê về lượng khách du lịch. Các số liệu về kết quả kinh doanh Công ty, nhàm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh.

2.3.2. Phương pháp phân tích - tống hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng họp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ

cho quá trình phân tích đê tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kêt quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng họp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp phân tích - tổng họp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chù yếu trong chương 1 và chương 3, đặc biệt trong chương 3. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, tiềm năng phát triến của sản phẩm này trên thị trường.

2.3.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng trong việc tập họp và xử lý số liệu, so sánh các số liệu đó trong cùng một thời điểm hoặc ờ thời điểm khác nhau. Phương pháp so sánh xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh các số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là các chỉ tiêu kế hoạch của một giai đoạn, tình hỉnh thực hiện các giai đoạn đã qua, chỉ tiêu với các doanh nghiệp cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù họp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.

So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm của chi tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ cùa số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ thay đồi. Trong luận văn, tác giả kết họp cả hai hình thức, sự kết họp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có được con số cụ thể về doanh thu và giá trị hoạt động của sản phấm, tù' đó có một cái nhìn khái quát, đưa ra được giải pháp tối ưu đẩy mạnh hoạt động marketing.

Các số liệu sơ cấp sau khi thu thập được tổng họp và xử lý thông qua phần mềm Excel, sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để phân tích thực trạng hệ thống kênh phân phối hiện nay của công ty và đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề ra.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THựC TRẠNG VÈ KÊNH PHÂN PHÓI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỒ PHÀN TẬP ĐOÀN BIA SÀI GÒN

BÌNH TÂY- SABIBECO

3.1. Giói thiệu về Công ty cỗ phần tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây - SABIBECO

- Tên tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN BIA SÀI GÒN BÌNH TÂY. - Tên tiếng Anh: SAIGON BINH TAY BEER GROUP JOINT STOCK

COMPANY.

- Tên viết tắt: SABỈBECO GROUP.

- Trụ sở chính: số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

-Điện thoại: (84-28) 3824 3586 - 3915 1822. - Fax: (84-28) 3915 1856 -Email: info@sabibeco.com

-Mã số thuế: 0304116373.

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Thành lập ngày 25 tháng 11 năm 2005 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 1 của Công ty số 4103004075 do Sờ Ke hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.

- Ngày 05/01/2006: Triển khai động thổ Dự án đầu tư Nhà máy bia công suất 45 triệu lít / năm tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (Nhà máy Bia Sài Gòn - Bình Dương).

- Ngày 01/11/2006: Văn phòng công ty bắt đầu hoạt động tại địa chỉ 12 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngày 01/12/2006: Quyết định đầu tư giai đoạn II dự án đầu tư Nhà máy Bia Sài Gòn - Bình Dương, tăng công suất lên 120 triệu lít/năm.

- Tháng 1/2007: Nhà máy Bia Sài Gòn - Bình Dương chính thức đi vào hoạt động.

- Ngày 07/01/2008: Nhận giấy đăng ký kinh doanh sáp nhập Công ty cổ phần Hoàng Quỳnh vào Công ty CP Bia Sài Gòn - Bình Tây, thành lập chi nhánh

Nhà máy Bia Sài Gòn - Hoàng Quỳnh.

- Ngày 01/4/2008: Công ty CP Bia Sài Gòn Bình Tây sáp nhập chính thức hoạt động, với 2 nhà máy đặt tại Bình Tân và Dĩ An (Bình Dương), tổng công suất

100 triệu lít/năm.

- Ngày 26/04/2012: Chính thức giới thiệu sản phẩm Bia Sagota đến người tiêu dùng Việt Nam.

- Ngày 24/04/2013: Bia Sagota được Hiệp hội Du lịch Việt Nam quyết định ban hành nhãn hiệu "Bia của Du lịch Việt Nam".

- Tháng 10/2014: Lô bia Sagota đầu tiên được xuất khẩu, đánh dấu sự vươn lên của Bia Sagota ra thị trường thế giới.

- Ngày 12/01/2018: Khởi công xây dựng Nhà máy Bia Sài Gòn - Đồng Tháp với công suất ban đầu 50 triệu lít/năm.

- Ngày 23/12/2018: Nhà máy Bia Sài Gòn - Đồng Tháp thực hiện thành công chiết mẻ bia Sagota đầu tiên.

- Ngày 09/07/2019: Sau 1 năm thực hiện các thủ tục sáp nhập, Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Phủ Lý và Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Ninh Thuận chính thức sáp nhập vào Công ty cổ phần Bia Sài Gòn Bình Tây.

- Ngày 14/08/2019: Công ty cổ phần Bia Sài Gòn Bình Tây chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây (SABĨBECO GROUP) với 5 nhà máy thành viên với tống công suất sản xuất đạt 520 triệu lít bia/năm, gồm

* Nhà máy Bia Sài Gòn - Hoàng Quỳnh (Quận Bình Tân - Thành phố Hồ Chí Minh),

* Nhà máy Bia Sài Gòn - Bình Dương (Thị xà Dĩ An - Bình Dương).

* Nhà máy Bia Sài Gòn - Đồng Tháp (Thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp),

* Nhà máy Bia Sài Gòn - Ninh Thuận (Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm - Ninh Thuận),

* Nhà máy Bia Sài Gòn - Phủ Lý (Thành phố Phủ Lý - Hà Nam).

3.1.2. Cơ cấu tố chức

Công ty cố phần Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây (Tập đoàn SABIBECO) được tố chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 24/11/2014. Cơ sở hoạt động và điều hành Công ty là Điều lệ tổ chức và hoạt động (sửa đổi) được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 23/06/2019.

Cơ cấu tồ chức của Công ty hiện tại gồm có Văn phòng Công ty và 06 đơn vị trực thuộc. Các Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc theo phân cấp cùa Công ty. Các Công ty Trách nhiệm hữu hạn là đơn vị hạch toán độc lập, 100% vốn sở hữu của Tập đoàn SABIBECO.

* Văn phòng Công ty: Nơi đặt trụ sở chính của Công ty. * Chi nhánh Nhà máy bia Sài Gòn - Bình Dương.

* Chi nhánh Nhà máy Bia Sài Gòn - Hoàng Quỳnh. * Chi nhánh Nhà máy bia Sài Gòn - Đồng Tháp.

* Công ty trách nhiệm hữu hạn Bia Sài Gòn - Ninh Thuận. * Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Bia Sài Gòn - Phủ Lý.

* Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Bia Sài Gòn - Bình Tây. Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm các cơ quan chính sau: Đại hội đồng cố đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng giám đốc.

-Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người đại diện cổ đông được ủy quyền, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty.

- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị gồm 07 thành viên, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi cùa Công ty trừ những vấn đề thuộc thấm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ là 5 năm. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm soát tuân thủ theo quy định tại Luật doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty.

- Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người điều hành công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Giúp việc cho

_ 2 * - w , _ - _ 2 . A z

Tông giám đôc là các Phó Tông giám đôc, Kê toán trưởng và các bộ phận nghiệp vụ.

Sơ đô 3.1: Sơ đô tô chức quản lý Công ty Cô phân Tập đoàn Bia Sài gòn Bình Tây

(Nguồn: SABIBECO)

3.1.3. Trình độ công nghệ kĩ thuật, cơ sở hạ tầng

Với quy mô diện tích khuôn viên rộng lớn, nhà xưởng hiện đại, nguồn nước sử dụng để sản xuất đạt quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2009/BYT. Sản phẩm được tổ chức sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại theo công nghệ tiên tiến nhất của Châu Âu, tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt được quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Ngay từ năm 2007 khi bắt đầu đi vào hoạt động cho đến nay, SABIBECO đã xây dựng, duy trì và không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 với sự cố vấn và đánh giá giám sát của tổ chức QMS (Australia). Với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008, mọi yêu cầu của khách hàng đối với sản phấm đều được đáp ứng một cách tốt nhất và đà đem lại sự tin tưởng ngày càng cao.

-Với hệ thống an toàn đồ uống HACCP, các sản phẩm của SABIBECO sè được xác định và kiếm soát các mối nguy hại có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong quá

trình chế biến lưu thông sản phẩm và thông qua đó các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại cho khách hàng sẽ được loại trừ hoàn toàn.

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Bia của công ty:

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất Bia

(Nguồn:Thu thập dữ liệu của tác giả)

Đặc điêm vê quy trình công nghệ

- Giai đoạn nấu: Nguyên liệu là Malt, gạo, hoa houblon và đường được đưa vào sản xuất theo một• tỷ lệ nhất định • • JL phụ• thuộc• vào mục• đích loại • bia sản xuất.

- Giai đoạn lên men: Giai đoạn này được chia thành 2 phần: lên men chính và lên men phụ.

+ Giai đoạn lên men chính là: 5 ngày bia hơi, 6 ngày bia chai và 7 ngày với bia lon.

+ Giai đoạn lên men phụ đối với bia hơi 6 ngày, bia chai 18 ngày và bia lon 20 ngày.

Sau khi kết thúc quá trình lên men, bia được lọc và tiến hành giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất và chiết bia.

Định mức sản lượng đối với mỗi loại sản phẩm của giai đoạn chiết như sau: Chiết bia chai: 30.000 chai/giờ - 13.500 lít/giờ

Chiết bia hơi: 120 keg/giờ - 4.000 lít/giờ Chiết bia lon: 7.500 lon/giờ - 2.475 lít/giờ

3.1.4. Tổng quan về sản phẩm của Công ty

- Hiện nay, chủng loại sản phẩm của SABĨBECO chưa thật sự đa dạng. Có các loại sản phấm chính là: bia chai, bia hơi và bia lon mang nhãn hiệu Bia Sài Gòn Bình Tây (SAGOTA).

a /on SAGO TA KHÔNG CÒN (SAGOTA ALCOHOL-FREE BEER)

Bia Ion SAGOTA XANH (SAGOTA PREMIUM BEER)

Bia lon SAGOTA VẢNG (SAGOTA GOLD BEER)

Bia Ion SAGOTA LIGHT (SAGOTA UGHT BEER)

Saigon Lager 330m/ Bia chai SAGOTA LAGER (SAGOTA

LAGER BEER)

EER

AWARDS

vvrrxR

Bia chai Saigon Lager Bia chai SAGOTA PURE (SAGOTA PURE BEER)

Bia /on SAIGON 333 EXPORT Bia chat sài Gòn Export

Hình 3.1: Cúc sản phẩm chủ đạo của SABIBECO

(Nguồn: SABIBECO)

3.2. Thực trạng vê hoạt động kênh phân phôi của Công ty Cô phân tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây - SABIBECO ở thị trường Miền Bắc

3,2,1. Các loại kênh phãn phối của Công ty

SAB1BECO Phân Phối Nhà / / /_________________ Nhà hàng, ► Shop, Cửa hàng Ngưòỉ Tiêu Dùng ► ►

So' đô 3.3. Cẩu trúc kênh phân phôi định hướng của công ty

(Nguồn:Thu thập dữ liệu của tác giả)

Công ty định hướng xây dựng hệ thống kênh phân phối của mình tại các khu vực thị trường theo sơ đồ cấu trúc trên. Đó là kiểu kênh phân phối điển hình của mặt hàng tiêu dùng có vòng quay trung binh. Được xây dựng trên nền tảng kênh hai cấp với trung gian là nhà phân phối và đại lý hình thức kênh là kênh VMS hợp đồng. Công ty ký hợp đồng phân phối với từng nhà phân phối. Nhà phân phối chịu trách nhiệm lưu kho hàng hóa, kiếm soát hàng tồn, bán theo giá công ty quy định và hoạt động trên một khu vực thị trường nhất định. Khu vực thị trường được xem xét và cân đối để cho nhà phân phối hoạt động, đủ để mang lại hiệu quả kinh tế, thường một nhà phân phối quản lý một tỉnh. Với nhũng thành phố lón thì tùy vào mật độ khách hàng mà có thể có 2 hay nhiều nhà phân phối. Qua tiến hành nghiên cứu thì công ty xây dựng khu vực thị trường cho nhà phân phối khi đã gia nhập sâu vào thị trường thì nhà phân phối sẽ có khoảng 200 - 300 điểm bán lẻ kể cả tạp hóa và nhà hàng.

Nhân viên bán hàng và giám sát bán hàng của công ty SABIBECO được gửi về nhà phân phối chịu trách nhiệm bán hàng, phát triển thị trường khu vực nhà phân phối quản lý. Những thông tin đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của nhà phân phối với công ty có trong “Hợp đồng nhà phân phối”.

Hình thức liên kết giữa nhà phân phối và nhà bán lẻ được xây dụng dựa trên quan hệ kênh VMS quản lý. Nhà phân phối với sự giúp đỡ của nhân viên bán hàng và giám sát bán hàng cho nhà bán lẻ và trực tiếp nhân viên bán hàng sẽ chăm sóc điểm bán lẻ đó. Nhà bán lẻ ở đây có thể là: Nhà hàng, shop, cửa hàng tạp hóa, siêu thị...

Nhà bán lẻ sau khi nhập hàng với giá niêm yêt cùa công ty vê thì chủ động bán hàng ra thị trường theo mức giá mà mình tự cân đối. Trong những nhà bán lẻ kề trên thì Nhà hàng là điểm bán lẻ đặc biệt có những đặc thù riêng.

Nhà hàng không cần hỗ trợ - sản phảm tự chảy đây là loại nhà hàng nhập hàng từ nhà phân phối về và cho nhân viên nhà hàng tự bán hàng cho khách tại nhà

Một phần của tài liệu Kênh phân phối sản phẩm của công ty cổ phần tập đoàn bia sài gòn bình tây SABIBECO (Trang 46)