0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Oxy hóa phenol trong dung dịch bằng H2O2 trên xúc tác

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, ĐẶC TRƯNG VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU CACBON NANO ỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP XÚC TÁC LẮNG ĐỌNG HÓA HỌC PHA HƠI KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG (LPG) VIỆT NAM (Trang 56 -58 )

Một trong quá trình oxy hóa phenol với các tác nhân oxy hóa H2O2 nổi bật nhất từ năm 1983 đến nay là quá trình oxy hóa trên xúc tác TS-1 (Titan Silicalit). TS-1 là tên của zeolit có dạng Ti-ZSM-5. Quá trình diễn ra theo sơ đồ hình 1-22 [7].

Tuy nhiên, TS-1 là chất xúc tác trung bình. Chính vì vậy, TS-1 đã trở thành một chất xúc tác thương mại để sản xuất catechol và hydroquinone [5]. Trong trường hợp này, TS-1 là chất xúc tác cho ngành hóa học tổng hợp hóa chất tinh (lượng nhỏ và sạch), ít sử dụng trong hóa học môi trường.

Với ý tưởng tìm kiếm chất xúc tác có lực oxy hóa mạnh hơn để chuyển phenol thành CO2 và H2O nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên cứu các chất xúc tác khác nhau. Trước hết, người ta sử dụng hệ xúc tác Fenton đồng thể (Fe2+/Fe3+, H2O2). Hệ xúc tác này tạo ra các gốc .OH là tác nhân oxy hóa mạnh nhất đối với các hợp chất hữu cơ. Song quá trình xúc tác Fenton đồng thể phải tiến hành ở pH = 3 – 4 và các ion sắt vẫn còn lại trong môi trường phản ứng (cần phải tách loại). Điều đó đã hạn chế sự triển khai rộng rãi của hệ xúc tác Fenton đồng thể.

Gần đây, người ta đang nghiên cứu các hệ xúc tác Fenton dị thể, ví dụ như Fe-ZSM-5, Fe-Bentonit,… cho các quá trình xử lý phenol, phenol đỏ. Các kết quả thu được từ các hệ xúc tác đó là rất khả quan. Đặc biệt là, chất xúc tác Cu/Ag/THT (THT: than hoạt tính) được sử dụng để oxy hóa phenol đỏ bằng H2O2 với kết quả tốt.

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi nghiên cứu xúc tác Cu/Ag/CNTbt để oxy hóa phenol đỏ bằng H2O2 đang ít được nghiên cứu trên chất mang CNTbt

Chƣơng 2

THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, ĐẶC TRƯNG VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU CACBON NANO ỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP XÚC TÁC LẮNG ĐỌNG HÓA HỌC PHA HƠI KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG (LPG) VIỆT NAM (Trang 56 -58 )

×