6. Bố cục của luận văn
3.2.6. Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra tài chính kế toán
Để thực hiện tốt và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát, đơn vị cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn số 5636/BGD&ĐT- KHTC ngày 6/7/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Quyết định số
67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng BTC, Nhà trường cần xây dựng một quy chế kiểm tra, kiểm soát thống nhất trong nội bộ với nội dung cụ thể như sau:
- Thứ nhất, quy chế kiểm tra các khoản thu chi ngân sách, thu chi hoạt động của đơn vị, chênh lệch thu - chi và trích lập các quỹ.
- Thứ hai, quy chế về kiểm tra việc quản lý vật tư; quy chế về quản lý TSCĐ; quy chế về quản lý công nợ.
- Thứ ba, quy chế kiểm tra việc quản lý sử dụng quỹ lương và quỹ tiền mặt, tiền gửi của đơn vị;
- Thứ tư, quy chế kiểm tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa. - Thứ năm, kiểm tra tổ chức và lãnh đạo công tác tài chính kế toán; tổ chức thực hiện dự toán; tổ chức lập dự toán
- Thứ sáu, quy chế phân cấp hạch toán bao gồm: Quy định về nhiệm vụ hanchj toán của từng đơn vị trực thuộc cũng như toàn trường; phạm vi hạch toán của các đơn vị, chế độ luân chuyển chứng từ, ghi chép ban đầu.
+ Nhà trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể nằm thực hiện công tác tự kiểm tra, công khai báo cáo tự kiểm tra hàng năm. Thành lập tổ tự kiểm tả công tác TC-KT trong trường. Công tác tự kiểm tra phải tuân thủ đúng quy trình và thủ tục kiểm tra, bao gồm các bước:
Thứ nhất, lập kế hoạch và lựa chọn phương án kiểm tra: Kiểm tra tình hình ghi chép của kế toán trong các tài liệu, báo cáo kế toán do máy in ra nếu có sai sót phải tiến hành yêu cầu kế toán viên phụ trách sửa chữa kịp thời.
Thứ hai, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, các quy định về thu chi như: thu tiền học phí, các khoản thu công nợ, thực hiện các chế độ chính scsh đối với CBVC, sinh viên và các đối tượng khác. Soát xét lại việc thực hiện bằng cách so sánh giữa số thực tế thực hiện với số liệu kế toán. Dự toán và những thông tin có liên quan khác… để đánh giá quá trình thực hiện một cách tổng thể. Hoạt động này giup cho nhà quản lý nắm được hiệu quả của các hoạt động, kịp thời điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch cho phù hợp. Việc thực hiện kiểm tra phải được phân công, phân nhiệm cho từng các nhân trên cơ sở đảm bảo từng phần hành công việc. Người thực hiện kiểm tra không phải là người phê duyệt hay thực hiện nghiệp vụ.
Cuối cùng là xử lý dữ liệu, lập và báo cáo tình hình thực hiện kiểm tra. Bên cạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính, đơn vị cần làm tốt hơn việc công khai tài chính cho tất cả viên chức- người lao động nắm rõ, đảm bảo đúng Quy chế dân chủ cơ sở thông qua nhiều hình thức hơn: Qua Hội nghị tổng kết 6 tháng và bình xét khen thưởng ABC theo quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị nên chuyển email báo cáo tổng hợp cho lãnh đạo các khoa phòng để lãnh đạo các khoa phòng có cái nhìn tổng thể hơn từ đó có thể hiến kế tốt hơn trong quá trình hoạt động của đơn vị.