Tổ chức phân tích thông tin tài chính và hệ thống báo cáo kế toán

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG đại học THỂ dục THỂ THAO đà NẴNG (Trang 35 - 37)

6. Bố cục của luận văn

1.3.5. Tổ chức phân tích thông tin tài chính và hệ thống báo cáo kế toán

1.3.5.1. Tổ chức phân tích thông tin tài chính

Trong điều kiện hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng sâu sắc, sức ép cạnh tranh, … chất lượng thông tin tài chính cho quản trị đơn vị đòi hỏi ngày càng cao. Mặt khác, với cơ chế tự chủ hiện nay, các đơn vị đã thực hiện đa dạng hóa các loại dịch vụ, đa dạng hóa các nguồn thu (trong đó có cả nguồn vốn tín dụng) và các nguồn thu này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu của đơn vị. Chính vì vậy, việc quản lý, sử dụng và hạch toán các nguồn

kinh phí này không còn đơn giản, mà cần phải tính đến hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn này. Do đó, việc kiểm tra và phân tích tình hình tài chính, phục vụ cho quản lý tài sản và sử dụng nguồn vốn của trường ngày càng được chú trọng. Nội dung phân tích cần phải được mở rộng bao gồm phân tích quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch thu, chi, sử dụng vốn, kể cả vốn trong ngân sách và ngoài ngân sách được phản ánh trên báo cáo tài chính, tài liệu kế toán và các tài liệu khác có liên quan [4].

1.3.5.2. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Việc lập các báo cáo kế toán là khâu công việc cuối cùng của một quá trình công tác kế toán, cung cấp thông tin một cách đầy đủ và trực tiếp cho quản lý cả trong nội bộ đơn vị và những người bên ngoài có liên quan đến lợi ích với đơn vị. Chính vì thế, theo tác giả tổ chức lập báo cáo kế toán được đầy đủ, kịp thời, đúng theo yêu cầu quản lý sẽ giúp cho việc phân tích, đánh giá tình hình được đúng đắn, góp phần làm cho quản lý của đơn vị đem lại hiệu quả ngày càng cao.

Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập được hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục số 04 của Thông tư 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, bao gồm các nội dung chính sau [4]:

Thứ nhất, tổ chức hệ thống báo cáo tài chính Thứ hai, tổ chức hệ thống báo cáo quyết toán

Tóm lại, để thông tin báo cáo kế toán trở thành thông tin hữu ích, giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng thực trạng và đề ra các quyết định quản lý tài chính đúng đắn, việc lập báo cáo kế toán ở các đơn vị sự nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, nội dung thông tin cung cấp phải phù hợp với yêu cầu sử dụng thông tin của đơn vị. Thứ hai, nội dung các chỉ tiêu báo cáo, phương pháp tính các chỉ tiêu số lượng, giá trị phải nhất quán để đảm bảo có thể tổng hợp được

các chỉ tiêu cùng loại, có thể so sánh được với kỳ trước, với dự toán để xem xét, đánh giá khi sử dụng thông tin. Thứ ba, căn cứ xác định các số liệu báo cáo phải rõ ràng, phải có trong sổ kế toán của đơn vị nhằm đảm bảo tính có thể tin cậy được của thông tin. Thứ tư, các chỉ tiêu số lượng trong báo cáo phải đảm bảo chính xác, tức là phải phù hợp với số liệu trong sổ kế toán, sau khi đã kiểm tra tính chính xác của số liệu này trong quá trình hệ thống hóa thông tin kế toán. Thứ năm, các báo cáo tài chính phải được lập và nộp đúng hạn nhằm phát huy được hiệu lực đối với người sử dụng thông tin.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG đại học THỂ dục THỂ THAO đà NẴNG (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w