Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG đại học THỂ dục THỂ THAO đà NẴNG (Trang 71 - 75)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm cơ bản đã đạt được, công tác tài chính và kế toán ở Trường Đại học TDTT Đà Nẵng còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục:

* Về công tác tài chính

Việc khai thác các nguồn thu ngoài NSNN còn nhiều bất cập, chưa có kế hoạch định hướng về các nguồn thu và hướng sử dụng. Mặc dù Trường có cho thuê và tổ chức các dịch vụ hoạt động thể thao, giải trí ngoài giờ hành chính, tuy nhiên chưa khai thác được tối đa nguồn nhân lực và cơ sở vật chất. Các loại hình dịch vụ này vẫn chưa được quảng cáo rộng rãi để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có yêu cầu biết đến. Từ đó, lãng phí nhân lực và cơ sở hạ tầng- trang thiết bị có sẵn, không những không tăng được nguồn thu mà còn phát sinh thêm các khoản chi phí chưa phù hợp trong quá trình hoạt động.

* Về tổ chức công tác kế toán của nhà trường - Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

Các bộ phận liên quan thường hay để dồn chứng từ nhiều ngày. Đến cuối tháng kiểm tra sẽ có những sai sót khó có thể điều chỉnh.Ví dụ: Thu sai khoản tiền cho từng khóa học; Thu tiền nhưng nhập liệu sai nội dung hoặc thiếu; Phiếu xuất kho mực in, giấy, văn phòng phẩm…

Bộ phận Tài vụ có một phòng riêng tách biệt ở bên cạnh để làm kho lưu trữ chứng từ, tài liệu. Tuy nhiên với diện tích nhỏ nên khâu sắp xếp, tìm kiếm rất khó khăn nhất là những lúc phục vụ kiểm tra, thanh tra. Chưa kể phòng ốc dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, gây ảnh hưởng.

+ Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Chưa xây dựng được hệ thống tài khoản chi tiết phù hợp cho nhóm văn phòng phẩm, dụng cụ giảng dạy thực hành, tài sản và khấu hao tài sản (TK 152 và TK214), phần nào ảnh hưởng đến tính chính xác và kịp thời của thông

tin kế toán. Đặc biệt khi nguồn đầu tư dịch vụ tăng lên, công tác kế toán sẽ gặp khó khăn trong báo cáo tài chính.

+ Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán

Việc mở sổ chưa đầy đủ, cụ thể là các sổ chi tiết liên quan đến văn phòng phẩm, dụng cụ giảng dạy và giá trị hao mòn TSCĐ; Sổ chi tiết doanh thu đối với các bộ phận có hoạt độngdịch vụ,...cũng phần nào gây khó khăn cho việc theo dõi các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến đối tượng kế toán này.

+ Về tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán

Công tác phân tích thông tin và báo cáo tài chính mới mang tính số liệu, chưa phân tích chiều sâu, chưa thực hiện thường xuyên, kịp thời, chủ yếu do Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp làm báo cáo vào mỗi khi Ban Giám Hiệu yêu cầu hoặc trong cuộc họp Hội nghị viên chức toàn cơ quan hàng năm. Vì vậy, công tác phân tích, dự báo tài chính của đơn vị thường bị động trước tình hình luôn biến động, các thông tin báo cáo đưa ra phản ảnh chưa sát với thực tế hoạt động. Đặc biệt, trong điều kiện tự chủ tài chính chi thường xuyên, trường phải luôn cập nhật, thích nghi với tình hình biến động, tăng cường các hoạt động tăng thu hút, tăng nguồn thu tài chính đồng thời phải giảm thiểu các khoản chi phí nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động thì mới có thể có tích lũy tài chính và tăng thu nhập cho nhân viên, nâng cao chất lượng phục vụ và phát triển của nhà trường.

+ Về công tác kiểm tra kế toán và công khai tài chính

Hiện nay, hoạt động tổ chức kiểm tra kế toán tại nhà trường chưa thường xuyên. Đơn vị chưa có bộ phận riêng chuyên trách nhiệm vụ kiểm tra kế toán. Thực tế việc kiểm tra và đối chiếu giữa các sổ kế toán thường giữa các kế toán viên trong phòng Tài vụ với nhau và được thực hiện cuối quý hoặc cuối

năm trước khi lập các BCTC. Vì vậy, công tác kiểm tra kế toán không được đảm bảo thườngxuyên, liên tục.

Kiểm soát nội bộ còn sơ sài và chưa chủ động, chưa thực sự phát huy chức năng kiểm tra. Nhân sự thực hiện công tác kế toán còn quá ít so với quy mô phát triển của nhà trường.

Đối với việc công khai tài chính, mặc dù đã thực hiện nhưng vẫn còn mang tính hình thức, chiếu lệ nên hiệu quả của số liệu cung cấp chưa cao, thông tin tài chính cung cấp cho cán bộ quản lý, điều hành chưa lột tả toàn diện tình hình tài chính của nhà trường.

Bộ máy kế toán với nhân sự mỏng (2 kế toán, 1 thủ quỹ), khối lượng công việc nhiều nên việc kiểm tra, kiểm soát còn hạn chế. Hoạt động kiểm soát chưa tạo được sự chặt chẽ lẫn nhau trong nội bộ, do đó hoạt động kiểm soát chưa hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này luận văn đã trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển cũng như thực trạng cơ chế tài chính và tổ chức công tác kế toán tại Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng.

Qua nghiên cứu thực trạng cơ chế tài chính và tổ chức công tác kế toán của Nhà trường, bên cạnh những ưu điểm đạt được vẫn còn những hạn chế trong tổ chức công tác kế toán cần khắc phục.

Những hạn chế nêu trên vừa do nguyên nhân chủ quan của đơn vị về năng lực chuyên môn, chất lượng đội ngũ kế toán đồng thời cũng một phần do nguyên nhân khách quan của văn bản quy phạm pháp luật chưa phân định rõ ràng, đồng bộ Nhà trường cần đưa ra và áp dụng các giải pháp hoàn thiện nhằm phát huy hiệu quả công tác tài chính, tăng nguồn thu, quản lý tốt các khoản chi thích ứng nhanh với cơ chế tự chủ tài chính nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân viên, nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo.

Trên cơ sở thực trạng của cơ chế tài chính và tổ chức công tác kế toán của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng cùng với yêu cầu tất yếu khách quan, luận văn sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp góp phần cải tiến phương pháp quản lý, điều hành cũng như hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của nhà trường trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG đại học THỂ dục THỂ THAO đà NẴNG (Trang 71 - 75)