Cơ chế quảnlý tài chínhcủa Trường Đại học thể dục thể thao ĐàNẵng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG đại học THỂ dục THỂ THAO đà NẴNG (Trang 45 - 63)

6. Bố cục của luận văn

2.1.4. Cơ chế quảnlý tài chínhcủa Trường Đại học thể dục thể thao ĐàNẵng

Nẵng

Hiện nay Trường tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên; thực hiện quyền tự chủ tài chính căn cứ vào Nghị định số

43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 ;căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ theo Quyết định số 134/QĐ-TDTTĐN ngày 9/2/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT Đà Nẵng;

Nguồn kinh phí của Trường được hình thành từ hai nguồn chủ yếu: Nguồn kinh phí do NSNN cấp và nguồn kinh phí ngoài NSNN.

- Nguồn kinh phí NSNN cấp bao gồm: Kinh phí hoạt động thường xuyên hằng năm được Bộ VH,TT&DL cấp theo kế hoạch chỉ tiêu đào tạo; kinh phí thực hiện đề tài NCKH cấp Nhà nước, bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được giao; vốn đâu tư CSVC,mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo và NCKH theo dự án và kế hoạch hàng năm.

- Nguồn kinh phí ngoài NSNN bao gồm: Thu học phí, lệ phí từ người học theo quy định Nhà nước; thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, NCKH,

chuyển giao công nghệ; thu từ hoạt động sản xuất, dịch vụ; các khoản thu sự nghiệp khác như lãi ngân hàng, tiền thanh lý, khấu hao tài sản mua sắm từ nguồn thu quy định tại khoản này. Các khoản thu khác theo quy định của Pháp luật bao gồm: tài trợ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn thu hợp pháp khác.

Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính sau khi đảm bảo chi phí và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có) được tiến hành 6 tháng 1 lần, 45% phần chênh lệch thu lớn hơn chi để trả thu nhập tăng thêm, 55% còn lại được trích lập các quỹ của đơn vị. Mức trích lập các quỹ từ nguồn chênh lệch thu chi:

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 31%

Quỹ phúc lợi 21%

Quỹ khen thưởng 2%

Quỹ dự phòng ổn định thu nhập 1%

2.1.4.1. Cơ chế huy động, tạo nguồn lực tài chính

Bảng 2.1: Các nguồn thu tài chính của nhà trường

(Đvt: đồng)

Nội dung

2017 2018 2019

Nguồn thu Tỷ lệ% Nguồn thu Tỷ lệ % Nguồn thu Tỷ lệ% PHẦN THU 56.322.266.732 52.333.793.735 60.312.323.742 1. Tổng số thu từ các khoản thu 23.964.663.149 42,5% 23.219.449.587 44,3% 29.536.323.742 49% Học phí các hệ đào tạo, học kỳ phụ 19.606.376.000 34,8% 17.922.316.000 34,2% 13.520.895.000 22,4 % Các khoản thu khác (lãi tiền gửi, nội trú, thanh lý TS..,) 880.176.149 1,5% 928.129.587 1,8% 2.033.291.161 3,4%

Thu cho thuê

sân bãi, nhà xe 1.558.011.000 2.8% 2.614.299.000 5% 2.428.406.150 4% Trung tâm

Ngoại ngữ, Tin học

233.470.000 0,4% 379.380.000 0,72% 574.810.000 1%

Liên kết đào tạo

NVSP 247.020.000 0,4%

QP Đồng diễn ABG 349.800.000 0,6% Ấn tượng Hội An 8.651.573.431 14,3 % 2. NSNN cấp 32.357.603.583 57,5% 29.114.344.148 55,7% 30.776.000.000 51%

(Nguồn: Trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng)

Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp qua 3 năm có xu hướng giảm từ 2017 đến 2019 vì quy mô đào tạo và NCKH, các chương trình mục tiêu quốc gia thu hẹp. Nguồn kinh phí thu từ các khoản thu ngoài NSNN có nhiều biến động từ năm 2017 đến năm 2019 vì tác động lớn của tình hình tuyển sinh và hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của Nhà trường.

Nguồn thu học phí các hệ đào tạo, học kỳ phụ là nguồn thu rất quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu tài chính của nhà trường. Tuy nhiên từ năm 2017 đến 2019 vì số lượng sinh viên nhập học giảm trầm trọng, không đạt chỉ tiêu tuyển sinh đã khiến nguồn thu giảm đáng kể. giảm 12,4% so với năm 2017 và 11,8% so với năm 2018.Chỉ tiêu tuyển sinh khóa mới năm 2018 và 2019 chỉ đạt 1/3 đến 2/3 so với năm 2017 mà các khoản thu này lại phụ thuộc vào số lượng sinh viên từ Nhà trường.

Các khoản thu khác (lãi tiền gửi, nội trú, thanh lý TS…), thu cho thuê sân bãi ngoài giờ, Liên kết đào tạo, giảng dạy dịch vụ, chương trình Quốc gia… từ năm 2017 đến năm 2019 có xu hướng tăng nhờ tăng cường các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đa dạng.Nguồn thu này chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nguồn lực tài chính của nhà trường.

Các khoản thu từ liên kết đào tạo Nghiệp vụ sư phạm với Trường Đại học sư phạm, và các sự kiên, chương trình Quốc gia nhưchương trình Đại hội Thể thao biển (ABG), hay chương trình Ấn tượng Hội An,… đã mang lại nguồn thu đáng kể cho nhà trường.

Đồng thời nhờ mở rộng các hoạt độngliên kết đào tạo Quốc phòng với các trường trong và ngoài địa bàn thành phố nên từ năm 2017 đến 2019 nguồn

thu này tăng trưởng nhanh, năm 2019 nguồn thu cho hoạt động này tăng gấp đôi so với năm 2017, năm đầu tiên Trung tâm Quốc phòng Đại học TDTT ĐN được thành lập.

Để giải quyết bài toán khó khăn về kinh tế khi tình hình tuyển sinh giảm sút,việc nhà trường thúc đẩy và mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ để tăng cường nguồn lực tài chính, đã giúp giải quyết được phần nào những khó khăn mà Nhà trường đang gặp phải trong những năm gần đây.

2.1.4.2. Cơ chế quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính

Bảng 2.2: Bảng cơ cấu chi hoạt động của Trường Đại hoc TDTT Đà Nẵng

(Đvt: đồng) S T T Nội dung 2017 2018 2019

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

1 Hoạt động đào tạo, học kỳ phụ 52.635.761.149 84,2% 54.190.781.787 88,5% 50.337.938.110 85,1% 2 Hoạt động Khoa học Công nghệ, thực hiện nhiệm vụ khoa học 2.785.983.600 4,5% 199.619.600 0,3% 924.000.000 1.6% 3 Chi trích lập các quỹ 7.119.580.614 11,3% 7.023.519.426 11,4% 7.911.152.100 13,3% CỘNG 62.541.325.363 100 61.413.920.813 100 59.173.090.210 100

(Nguồn: Trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng)

Bảng số liệu cho thấy, nhìn chung tổng cộng các khoản chi giảm từ năm 2017 đến năm 2019, tỉ lệ vớitổng các nguồn thu giảm. Năm 2019 là năm bản lề để trường chuẩn bị thực hiện tự chủ tài chính chi thường xuyên nên trường đã tiến hành tinh giản biên chế- lao động, thực hành tiết kiệm, thắt chặt chi

tiêu. Bên cạnh đó, trường đã rất thận trọng tăng tỷ lệ trích lập các quỹ, đặc biệt là quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

- Chi hoạt động đào tạo phục vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của nhà trường.

- Chi các hoạt động KHCN và thực hiện nhiệm vụ KH giảm từ năm 2017-2019. Năm 2017 chiếm 4,5% tổng chi, năm 2018 chiếm 0,3% và năm 2019 chiếm 1,6%.

- Các khoản chi trích lập quỹtăng, năm 2017 và 2018 chiếm 11,3-11,4% so với tổng thu. Tuy nhiên để chuẩn bị cho giai đoạn thực hiện tự chủ tài chính- tự đảm bảo chi thường xuyên, nhà trường đã tăng chi trích lập các quỹ để dự phòng cho năm 2019, chiếm tỷ trọng 13,3% so với tổng chi.

* Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ban hành áp dụng trong toàn Trường. Quy chế chi tiêu nội bộ được thống nhất trong hội nghị viên chức toàn Trường, sửa đổi bổ sung hằng năm để phù hợp với thực tế. Đó là cơ sở để quản lý, kiểm soát và sử dụng hiệu quả theo hướng tăng thu và tiết kiệm chi, tránh vượt dự toán, chi tiêu bừa bãi cảm tính và dư thừa.

2.1.4.3. Cơ chế phân phối chênh lệch thu– chi

Bảng 2.3: Kết quả phân phối chênh lệch thu–chi tại Trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng

(Đvt: đồng)

T

T Chỉ tiêuNăm Số tiền2017 Số tiền2018 Số tiền2019

I Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động 4.026.521.909 2.722.414.000 3.765.914.992 II Trích lập các quỹ 5.008.766.056 4.856.514.422 4.145.237.108 1 Quỹ dự phòng thu nhập ổn định 89.595.746 88.300.262 59.523.601

2 Quỹ phúc lợi 1.962.510.676 1.717.326.03

3 Quỹ khen thưởng 179.191.493 313.580.000 273.619.000 4 Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 2.777.468.141 2.737.308.12

9 1.970.980.511

Cộng 9.035.287.965 7.578.928.422 7.911.152.100

(Nguồn: Trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng)

Hàng tháng, sau khi tổng hợp thu- chi, số còn lại trường phân bổ để chi thu nhập tăng thêm cho nhân viên theo Quy chế Chi tiêu nội bộ và trích lập các quỹ. Nhìn chung, nguồn chi cho thu nhập tăng thêm hàng tháng và trích lập các quỹbiến đổi phù hợp theo tình hình thực tế hàng năm. Năm 2017 là 9.035.287.965 triệu đồng cao hơn so với năm 2018 và 2019 đến 17%.

Việc sử dụng kết quả chênh lệch thu– chi để chi thu nhập tăng thêm cho viên chức và người lao động, tăng tỷ lệ trích Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp nhằm chuẩn bị cho giai đoạn tự chủ tài chính năm 2020.

2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng tổ chức theo mô hình tập trung. Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các khoa phòng, bộ môn, đơn vị trực thuộc do các kế toán viên Bộ phận tài vụ hạch toán.

Hiện nay, Bộ phận Tài vụ có tất cả 3 nhân viên gồm: 2 kế toán và 1 thủ quỹ kiêm thủ kho.

Tổ chức bộ máy kế toán Trường Đại học TDTT Đà Nẵng được khái quát theo hình 2.2. Trong đó, nhiệm vụ của các cá nhân được quy định cụ thể như sau:

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Kế toán trưởng kiêm trưởng bộ phận Tài vụ: Là người chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về tất cả hoạt động của phòng Tài vụ. Kế toán trưởng có trách nhiệm quản lý chung, tham mưu, trông coi (kiểm soát) mọi hoạt động và toàn bộ tình hình có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán của trường. Tham mưu cho Hiệu trưởng ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính. Tổ chức, điều hành, báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của Phòng Tài vụ cho Ban Giám Hiệu;

Kế toán viên: thực hiện nhiệm vụ theo phân công trưởng phòng tài vụ, được giao một phần hành công việc nhất định.

Thủ quỹ kiêm thủ kho: Quản lý tiền mặt thực tế tại trường, thực hiện việc kiểm tra quỹ, ghi chép sổ quỹ và lập báo cáo tồn quỹ theo quy định.

Tuy nhân sự ít nhưng nhà trường đã kiện toàn chức danh Kế toán trưởng để tổng hợp đầu mối thông tin và điều hành công tác kế toán. Giúp các hồ sơ cứng từ kế toán có giá trị về mặt pháp lý, có trách nhiệm của Kế toán trưởng.

2.2.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán áp dụng cho Trường Đại học TDTT Đà Nẵng thực hiện theo nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán

KT tiền lương và các khoản trích theo lương; Kế toán kinh phí, ngân hàng và

vốn bằng tiền, KT vật tư Thủ quỹ

Kế toán trưởng

và Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ tài chính, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ kế toán.

Căn cứ vào các hoạt động thu – chi thực tế, Phòng tài vụ đã xây dựng các quy trình cụ thể như: Quy trình thu học phí, quy trình tạm ứng, thanh toán. Trong từng quy trình có quy định về các chứng từ, mẫu giấy tờ cụ thể theo quy định. Đa số các chứng từ được lập và luân chuyển theo trình tự sau:

Hình 2.3. Quy trình luân chuyển chứng từ ở Trường ĐH TDTT Đà Nẵng

Khi có một nghiệp vụ phát sinh: kế toán viên là người lập và ghi sổ kế toán. Việc ghi chép chứng từ thực hiện theo đúng quy trình nêu trên, đảm bảo tính chính xác, thuận tiện tra cứu, phân công hợp lý theo từng chỉ tiêu của hệ thống chứng từ kế toán.

Kiểm tra chứng từ tại Trường có một số điểm được quy định: Kế toán lập chứng từ gốc phải qua phê duyệt của kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ và Ban giám hiệu theo phân cấp. Thường xuyên kiểm tra chứng từ kế toán về các yếu tố, tính pháp lý, tính chính xác của thông tin phản ánh trên chứng từ.

Phân loại và sắp xếp chứng từ: thường xuyên tổ chức kiểm tra theo đề mục như: Kiểm tra chứng từ thu phí, lệ phí; kiểm tra các chứng từ thu quỹ… phát hiện những chứng từ bất hợp lệ, bất hợp pháp để ngăn chặn xử lý kịp thời.

Việc lưu trữ và bảo quản chứng từ: công tác sắp xếp, lưu trữ được thực hiện theo quy định. Bảo quản cẩn thận thuận tiện cho việc tra cứu và kiểm tra, thanh tra của cơ quan Nhà nước.

Lưu trữ và bảo quản chứng từ Phân loại sắp xếp chứng từ Ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết Kiểm tra chứng từ Lập chứng từ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bộ phận Tài vụ phải tuân thủ quy trình, quy định đối với những chứng từ kế toán không đúng thủ tục, nội dung, chữ số không rõ ràng. Yêu cầu trả lại và bổ sung đầy đủ theo đúng quy định mới tiếp nhận và hạch toán. Ví dụ một số quy trình:

Nội dung hạch toán các khoản thu và chi bằng tiền mặt tại Trường

- Thu học phí chínhquy

* Đối với thu bằng tiền mặt:

Hình 2.4: Quy trình thu học phí bằng tiền mặt

(1) Sinh viên đến nộp học phí, kế toán thu học phí viết biên lai và thu tiền.

(2) Cuối ngày kế toán thu học phí cập nhật số liệu thu vào chương trình quản lý thu học phí của đơn vị, lập bảng kê thu tiền, chuyển kế toán thanh toán viết phiếu thu.

(3) Phiếu thu được phê duyệt của kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị (4) Căn cứ phiếu thu kế toán thu học phí bàn giao tiền thu cho thủ quĩ. (5) Cuối tháng kế toán thanh toán và kế toán thu học phí sẽ thực hiện đối chiếu số phát sinh trong kỳ, thông qua chương trình kế toán (TK thu học phí) và chương trình quản lý thu của đơn vị (phần tổng hợp thu). Thông báo danh

Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

Kế toán thanh toán Sinh viên Thủ quỹ Kế toán thu học phí (1) (6) (2) (5) (3) (4) (7) (

sách sinh viên nợ học phí được gửi về các lớp thông qua lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm.

(6) Trong trường hợp có sai sót xảy ra, sinh viên đem biên lai thu tiền đến phòng tài vụ để điều chỉnh, việc điều chỉnh sẽ được kiểm tra thông qua biên lai gốc và phiếu thu, sau đó sẽ kiểm tra chương trình quản lý thu học phí.

(7) Cuối tháng kiểm kê quĩ tiền mặt, đối chiếu số thu trong tháng giữa kế toán thanh toán và thủ quĩ.

* Đối với việc thu bằng chuyển khoản

Hình 2.5: Quy trình thu học phí bằng chuyển khoản

(1) Người nộp tiền có thể chuyển khoản hoặc trực tiếp đến ngân hàng nơi nhà trường mở tài khoản để nộp học phí.

(2) (3) Cuối tháng kế toán ngân hàng sẽ thực hiện việc đối chiếu và gửi thông tin để kế toán thu học phí cập nhật về tình hình thu nộp học phí qua tài khoản và phản ánh vào chương trình thu học phí của đơn vị.

(4) Thông báo danh sách sinh viên nợ học phí được gửi về các lớp thông qua lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu với sinh viên khi có khiếu nại

Sinh viên Ngân hàng Kế toán theo dõi

tiền gửi Kế toán thu học phí (1) (2) (6) (3) (5) (4)

(5) (6) Đối chiếu số liệu về tình hình thu học phí thông qua chuyển khoản giữa kế toán thu học phí và kế toán tiền gửi; giữa kế toán tiền gửi và ngân hàng

- Thu học phí các hệ khác

Đối với các hình thức đào tạo tại trường: Qui trình thu tương tự như hình thức đào tạo chính qui

Các hệ đào tạo không chính qui của trường: đào tạo theo hình thức liên thông, liên kết đào tạo với các trường trong ngoài thành phố, việc đào tạo được thực hiện tại trường hoặc ở các đa phương nơi liên kết đào tạo.Đối với hình thức đào tạo ngoài trường: Công tác thu do cơ sở mà trường liên kết thực hiện, biên lai thu do nhà trường cung cấp. Sau đó căn cứ hợp đồng liên kết đã ký, cơ sở liên kết chuyển số thu học phí về cho trường. Cuối một kỳ đào tạo công tác đối chiếu được thực hiện giữa nhà trường và cơ sở liên kết thông qua sổ gốc biên lai thu tiền và số lượng sinh viên của các khóa liên kết. Kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng sẽ căn cứ biên bản đối chiếu giữa nhà trường và cơ sở liên kết để kiểm tra số tiền mà nhà trường nhận được.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG đại học THỂ dục THỂ THAO đà NẴNG (Trang 45 - 63)