TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG đại học THỂ dục THỂ THAO đà NẴNG (Trang 40)

6. Bố cục của luận văn

2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ

2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG NẴNG

2.1.1. Giới thiệu khái quát về Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Tên trường: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG Tên Tiếng Anh: Da Nang Sport University

Địa chỉ: 44 Dũng Sĩ Thanh Khê, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng Số điện thoại: (0236) 3759.409

Số Fax: (0236) 3759.409 Website: www.upes3.edu.vn

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được thành lập ngày 25/4/2007 trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng.

Trường thuộc loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, được thành lập và hoạt động theo pháp luật. Có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Trường chịu sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thể dục, thể thao có trình độ đại học, sau đại học và trình độ thấp hơn về các ngành được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyển cho phép; nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

2.1.2. Nhiệm vụ của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

- Đào tạo trình độ Đại học, sau Đại học, và trình độ thấp hơn về các ngành được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyển cho phép; bồi dưỡng nghiệp vụ theo chỉ tiêu được phân bổ của Nhà nước và theo nhu cầu xã hội

- Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy và học tập đối với các ngành được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức biên soạn, duyệt, thẩm định, phát hành giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo và các ấn phẩm khoa học về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định pháp luật

Thứ hai: là nhiệm vụ về tuyển sinh và quản lý người học

- Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu được phê duyệt; tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ các ngành được phép đào tạo theo quy định của pháp luật. Quản lý học viên, sinh viên của Nhà trường.

Thứ ba: là đào tạo cán bộ, nguồn nhân lực

- Hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, các tổ chức, liên đoàn thuộc lĩnh vuẹc thể dục thể thao trong nước và nước ngoài đào tạo nguồn nhân lực TDTT

- Xây dựng quy hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Trường; phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ cán bộ, viên chức và người học.

Thứ tư: là nhiệm vụ về nghiên cứu khoa học

- Tiến hành NCKH; triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và kết quả NCKH vào thực tiễn hoạt động của Trường, gắn NCKH với đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các chương trình hợp tác NCKH với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Thứ năm: là nhiệm vụ tự đánh giá chất lượng

- Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng đào tạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Thường xuyên kết hợp với các đơn vị kiểm định chất lượng thường xuyên.

Thứ sáu: là nhiệm vụ về hợp tác quốc tế

- Trường xây dựng và tổ chức thực hiện các đề liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước kể cả các tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế; cử cán bộ, sinh viên đi trao đổi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoài; nhận giảng viên, sinh viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, thực tập và học tập tại Trường; quản lý đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của Trường theo quy định;

- Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế khác theo sự phân công của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ bảy: là nhiệm vụ giáo dục Quốc phòng an ninh

- Tổ chức giáo dục, bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh cho các đối tượng theo quy định và triển khai công tác quốc phòng an ninh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được cấp có thẩm quyền giao

Thứ tám: là nhiệm vụ quản lý đơn vị

- Xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc của Trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự; thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động và người học thuộc phạm vi quản lý của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ

- Quản lý, sử dụng nhà đất, tài chính, tài sản, ngân sách được phân bổ và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

- Khoa Huấn luyện thể thao - Khoa Quản lý TDTT - Khoa Giáo dục Thể chất - Khoa Y sinh học TDTT

- Khoa Kiến thức và kỹ năng cơ sở ngành - Khoa Kiến thức cơ bản

Phòng Đào tạo, QLKH&HTQT Phòng Công tác sinhviên

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục Phòng HCTH

HỘI ĐỒNG TRƯỜNG BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG CHỨC NĂNG CÁC KHOA CÁC TỔ CHỨC TRỰC THUỘC

- TT Ngoại ngữ Tin học - TT Thông tin Thư viện

- TT Giáo dục Quốc phòng An ninh - Viện KHCNTDTT

- Tạp chí Khoa học và đào tạo thể thao

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ khác trong điều lệ trường đại học được Bộ trưởng giao.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động và tổ chức bộ máy của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Đà Nẵng

Trường Đại học TDTT Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Trường tổ chức bộ máy quản lý theo Quyết định 3657/QĐ-BVHTTDL ngày 01/10/2018 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng (Xem hình 2.1).

a) Hội đồng trường

Hội đồng trường chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động, huy động nguồn lực cho Trường; thực hiện giám sát các hoạt động của

Trường, gắn Trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện các mục tiêu giáo dục và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trường theo quy định của pháp luật.

b) Ban Giám hiệu: gồm 01 Hiệu Trưởng và 02 Phó Hiệu Trưởng.

Hiệu trưởng là chủ tài khoản, người chịu trách nhiệm cao nhất trong Nhà trường về việc thực hiện các quy chế, quy định của Nhà nước và của Ngành về công tác giáo dục, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất và mọi quyền lợi của cán bộ, giảng viên và sinh viên…; chỉ đạo các hoạt động về đào tạo, sản xuất kinh doanh, các nghiệp vụ thu chi, phê chuẩn chung và một số nghiệp vụ quan trọng.

Các phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động, phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng như: Hiệu phó phụ trách đào tạo; Hiệu phó phụ trách công tác chính trị tư tưởng, NCKH và quan hệ quốc tế; Hiệu phó phụ trách hành chính tổng hợp.

c) Các phòng chức năng: gồm có 4 phòng Phòng Hành chính tổng hợp

Phòng Đào tạo, Quản lý Khoa học vàHợp tác Quốc tế Phòng Công tác Sinhviên

Phòng Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng Giáo dục d) Các Khoa: gồm có 6 khoa

Khoa Quản lý Thể dục Thể thao Khoa Huấn luyện Thể dục Thể thao Khoa Giáo dục thể chất

Khoa Y sinh học Thể dục thể thao

Khoa Kiến thức và kỹ năng cơ sở ngành Khoa kiến thức cơ bản

e) Các tổ chức trực thuộc: 5 đơn vị trực thuộc - Viện Khoa học, Công nghệ thể dục thể thao - Trung tâm Thông tin, Thư viện

- Trung tâm Ngoại ngữ Tin học

- Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh - Tạp chí Khoa học và Đào tạo Thể thao

Mỗi khoa, phòng có 01 trưởng khoa/phòng và 1 - 2 phó trưởng khoa/phòng, Trung tâm có 01 Giám đốc Trung tâm và 01 Phó Giám đốc Trung tâm do Hiệu Trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định pháp luật.

2.1.4. Cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng Nẵng

Hiện nay Trường tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên; thực hiện quyền tự chủ tài chính căn cứ vào Nghị định số

43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 ;căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ theo Quyết định số 134/QĐ-TDTTĐN ngày 9/2/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT Đà Nẵng;

Nguồn kinh phí của Trường được hình thành từ hai nguồn chủ yếu: Nguồn kinh phí do NSNN cấp và nguồn kinh phí ngoài NSNN.

- Nguồn kinh phí NSNN cấp bao gồm: Kinh phí hoạt động thường xuyên hằng năm được Bộ VH,TT&DL cấp theo kế hoạch chỉ tiêu đào tạo; kinh phí thực hiện đề tài NCKH cấp Nhà nước, bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được giao; vốn đâu tư CSVC,mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo và NCKH theo dự án và kế hoạch hàng năm.

- Nguồn kinh phí ngoài NSNN bao gồm: Thu học phí, lệ phí từ người học theo quy định Nhà nước; thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, NCKH,

chuyển giao công nghệ; thu từ hoạt động sản xuất, dịch vụ; các khoản thu sự nghiệp khác như lãi ngân hàng, tiền thanh lý, khấu hao tài sản mua sắm từ nguồn thu quy định tại khoản này. Các khoản thu khác theo quy định của Pháp luật bao gồm: tài trợ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn thu hợp pháp khác.

Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính sau khi đảm bảo chi phí và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có) được tiến hành 6 tháng 1 lần, 45% phần chênh lệch thu lớn hơn chi để trả thu nhập tăng thêm, 55% còn lại được trích lập các quỹ của đơn vị. Mức trích lập các quỹ từ nguồn chênh lệch thu chi:

Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 31%

Quỹ phúc lợi 21%

Quỹ khen thưởng 2%

Quỹ dự phòng ổn định thu nhập 1%

2.1.4.1. Cơ chế huy động, tạo nguồn lực tài chính

Bảng 2.1: Các nguồn thu tài chính của nhà trường

(Đvt: đồng)

Nội dung

2017 2018 2019

Nguồn thu Tỷ lệ% Nguồn thu Tỷ lệ % Nguồn thu Tỷ lệ% PHẦN THU 56.322.266.732 52.333.793.735 60.312.323.742 1. Tổng số thu từ các khoản thu 23.964.663.149 42,5% 23.219.449.587 44,3% 29.536.323.742 49% Học phí các hệ đào tạo, học kỳ phụ 19.606.376.000 34,8% 17.922.316.000 34,2% 13.520.895.000 22,4 % Các khoản thu khác (lãi tiền gửi, nội trú, thanh lý TS..,) 880.176.149 1,5% 928.129.587 1,8% 2.033.291.161 3,4%

Thu cho thuê

sân bãi, nhà xe 1.558.011.000 2.8% 2.614.299.000 5% 2.428.406.150 4% Trung tâm

Ngoại ngữ, Tin học

233.470.000 0,4% 379.380.000 0,72% 574.810.000 1%

Liên kết đào tạo

NVSP 247.020.000 0,4%

QP Đồng diễn ABG 349.800.000 0,6% Ấn tượng Hội An 8.651.573.431 14,3 % 2. NSNN cấp 32.357.603.583 57,5% 29.114.344.148 55,7% 30.776.000.000 51%

(Nguồn: Trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng)

Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp qua 3 năm có xu hướng giảm từ 2017 đến 2019 vì quy mô đào tạo và NCKH, các chương trình mục tiêu quốc gia thu hẹp. Nguồn kinh phí thu từ các khoản thu ngoài NSNN có nhiều biến động từ năm 2017 đến năm 2019 vì tác động lớn của tình hình tuyển sinh và hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của Nhà trường.

Nguồn thu học phí các hệ đào tạo, học kỳ phụ là nguồn thu rất quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu tài chính của nhà trường. Tuy nhiên từ năm 2017 đến 2019 vì số lượng sinh viên nhập học giảm trầm trọng, không đạt chỉ tiêu tuyển sinh đã khiến nguồn thu giảm đáng kể. giảm 12,4% so với năm 2017 và 11,8% so với năm 2018.Chỉ tiêu tuyển sinh khóa mới năm 2018 và 2019 chỉ đạt 1/3 đến 2/3 so với năm 2017 mà các khoản thu này lại phụ thuộc vào số lượng sinh viên từ Nhà trường.

Các khoản thu khác (lãi tiền gửi, nội trú, thanh lý TS…), thu cho thuê sân bãi ngoài giờ, Liên kết đào tạo, giảng dạy dịch vụ, chương trình Quốc gia… từ năm 2017 đến năm 2019 có xu hướng tăng nhờ tăng cường các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đa dạng.Nguồn thu này chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nguồn lực tài chính của nhà trường.

Các khoản thu từ liên kết đào tạo Nghiệp vụ sư phạm với Trường Đại học sư phạm, và các sự kiên, chương trình Quốc gia nhưchương trình Đại hội Thể thao biển (ABG), hay chương trình Ấn tượng Hội An,… đã mang lại nguồn thu đáng kể cho nhà trường.

Đồng thời nhờ mở rộng các hoạt độngliên kết đào tạo Quốc phòng với các trường trong và ngoài địa bàn thành phố nên từ năm 2017 đến 2019 nguồn

thu này tăng trưởng nhanh, năm 2019 nguồn thu cho hoạt động này tăng gấp đôi so với năm 2017, năm đầu tiên Trung tâm Quốc phòng Đại học TDTT ĐN được thành lập.

Để giải quyết bài toán khó khăn về kinh tế khi tình hình tuyển sinh giảm sút,việc nhà trường thúc đẩy và mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ để tăng cường nguồn lực tài chính, đã giúp giải quyết được phần nào những khó khăn mà Nhà trường đang gặp phải trong những năm gần đây.

2.1.4.2. Cơ chế quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính

Bảng 2.2: Bảng cơ cấu chi hoạt động của Trường Đại hoc TDTT Đà Nẵng

(Đvt: đồng) S T T Nội dung 2017 2018 2019

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

1 Hoạt động đào tạo, học kỳ phụ 52.635.761.149 84,2% 54.190.781.787 88,5% 50.337.938.110 85,1% 2 Hoạt động Khoa học Công nghệ, thực hiện nhiệm vụ khoa học 2.785.983.600 4,5% 199.619.600 0,3% 924.000.000 1.6% 3 Chi trích lập các quỹ 7.119.580.614 11,3% 7.023.519.426 11,4% 7.911.152.100 13,3% CỘNG 62.541.325.363 100 61.413.920.813 100 59.173.090.210 100

(Nguồn: Trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng)

Bảng số liệu cho thấy, nhìn chung tổng cộng các khoản chi giảm từ năm 2017 đến năm 2019, tỉ lệ vớitổng các nguồn thu giảm. Năm 2019 là năm bản lề để trường chuẩn bị thực hiện tự chủ tài chính chi thường xuyên nên trường đã tiến hành tinh giản biên chế- lao động, thực hành tiết kiệm, thắt chặt chi

tiêu. Bên cạnh đó, trường đã rất thận trọng tăng tỷ lệ trích lập các quỹ, đặc biệt là quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

- Chi hoạt động đào tạo phục vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của nhà trường.

- Chi các hoạt động KHCN và thực hiện nhiệm vụ KH giảm từ năm 2017-2019. Năm 2017 chiếm 4,5% tổng chi, năm 2018 chiếm 0,3% và năm 2019 chiếm 1,6%.

- Các khoản chi trích lập quỹtăng, năm 2017 và 2018 chiếm 11,3-11,4% so với tổng thu. Tuy nhiên để chuẩn bị cho giai đoạn thực hiện tự chủ tài chính- tự đảm bảo chi thường xuyên, nhà trường đã tăng chi trích lập các quỹ để dự phòng cho năm 2019, chiếm tỷ trọng 13,3% so với tổng chi.

* Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ban hành áp dụng trong toàn Trường. Quy chế chi tiêu nội bộ được thống nhất trong hội nghị viên chức toàn Trường, sửa đổi bổ sung hằng năm để phù hợp với thực tế. Đó là cơ sở để quản lý, kiểm soát và sử dụng hiệu quả theo hướng tăng thu và tiết kiệm chi, tránh vượt dự toán, chi tiêu bừa bãi cảm tính và dư thừa.

2.1.4.3. Cơ chế phân phối chênh lệch thu– chi

Bảng 2.3: Kết quả phân phối chênh lệch thu–chi tại Trường Đại học thể

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG đại học THỂ dục THỂ THAO đà NẴNG (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w