6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4 Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát
Cán bộ tín dụng phải tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương để nắm bắt kế hoạch phát triển kinh tế từng giai đoạn. Phối hợp chặt chẽ trong công tác thẩm định và xử lý nợ.
Kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện phương án, dự án sản xuất kinh doanh.
Quan tâm, lắng nghe những thay đổi biến động về kinh tế, nhân khẩu, tình hình sản xuất, tài sản thế chấp của hộ vay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo dõi việc thu lãi và nợ gốc của các món vay, ngày đến hạn để báo trước cho khách hàng chuẩn bị nguồn tiền trả nợ.
Định kỳ trả lãi phù hợp với chu kỳ sản xuất, thực hiện phân loại khách hàng uy tín hay không uy tín và nhập vào hệ thống để theo dõi, đánh giá.
Phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tài sản đảm bảo nợ vay, đánh giá thực trạng để có biện pháp xử lý kịp thời khi tài sản mất giá, hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ cho vay phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Việc này hết sức cần thiết vì nó giúp cho cán bộ cho vay phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thích ứng với tình hình.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay
Công tác kiểm tra, kiểm soát phải được tiến hành ngay trước trong và sau khi cho vay và trong suốt quá trình vay vốn cho đến khi thu hồi toàn bộ
khoản vay. Do hoạt động tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ro xảy ra nhất, vì vậy việc kiểm tra - kiểm soát của ngân hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao và được coi là hoạt động thường xuyên cảu công tác quản trị điều hành. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm tra kiểm soát và phân tích thực trạng chất lượng tín dụngđể nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thì Agribank Chi nhánh huyện An Biên cần thường xuyên tổ chức các đọt kiểm tra để kịp thời phát hiện những sai phạm, kịp thời khắc phục và ngăn ngừa những sai sót phát sinh, tránh những sai sót được lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong công tác kiểm tra lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại được đặc biệt quan tâm do đặc thù lĩnh vực này có nhiều biến động, đòi hỏi ngân hàng sau khi cho vay phải bám sát, nắm vững tình hình, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp. Đối tượng của những đợt kiểm tra không chỉ dừng lại ở mặt hồ sơ mà còn đối chiếu kiểm tra thực tế tình hình kinh doanh của khách hàng, tình hình thực hiện dự án, phương án kinh doanh, thực trạng tài sản đảm bảo, việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong công tác tín dụng.
Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ
Để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng, ngân hàng không chỉ quan tâm đến mở rộng hoạt động tín dụng mà còn phải quan tâm đúng mức tới công tác kiểm tra kiểm soát nhằm giảm nợ quá hạn và nợ khó đòi. Công tác kiểm tra, kiểm soát được đề cập không chỉ đơn thuần nhằm kiểm tra khách hàng, mà quan trọng hơn là phải kiểm tra, giám sát việc làm của cán bộ cho vay và cán bộ lãnh đạo nhằm giúp cho họ tuân thủ đầy đủ theo đúng quy trình, quy chế nghiệp vụ, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và theo đúng pháp luật. Phòng Kế toán & Ngân quỹ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân, đảm bảo đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, hóa đơn, chứng từ, chứng thực khách
hàng, đảm bảo các điều kiện cho vay…thì mới tiến hành giải ngân món vay, tránh những rủi ro gian lận làm giả hồ sơ, hạn chế sai sót. Tại Phòng Kế toán & Ngân quỹ có phân công 01 hậu kiểm viên chuyên trách sẽ kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ, chứng từ sau khi giải ngân để kịp thời phát hiện sai sót, hạn chế rủi ro cho Chi nhánh.