6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện An Biên
huyện An Biên
2.1.4.1 Huy động vốn
quan trọng và là tiền đề trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Khi Ngân hàng thực hiện công tác huy động vốn tại địa phương tốt sẽ giúp giảm được chi phí sử dụng vốn. Từ đó Ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc hoạch định hoạt động kinh doanh của mình. Sau đây là hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện An Biên qua 03 năm.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện An Biên giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: triệu đồng, % Nguồn vốn huy động Năm So sánh 2017 2018 2019 2018-2017 2019-2018 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Dân cư 302,947 84 309,466 84 374,983 85 6,519 2.2 65,517 21.2 Tổ chức DN 57,285 16 60,006 16 66,748 15 2,721 4.7 6,742 11.2 Tổng nguồn vốn 360,232 100 369,472 100 441,731 100 9,240 2.6 72,259 19.6
(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện An Biên- Phòng kế toán ngân quỹ)
Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy, trong tổng nguồn vốn huy động năm 2018, nguồn vốn huy động từ bộ phận dân cư chiếm tỷ trọng 84% trong tổng vốn huy động, tăng 2,2% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng cao so với nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Trong năm 2019, nguồn vốn huy động từ bộ phận dân cư tăng cao và chiếm tỷ trọng 85% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 21,2% so với năm 2018. Điều này chứng tỏ Ngân hàng luôn tập trung huy động tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi từ bộ phận dân cư nhằm đảm bảo nhu cầu phát triển kinh doanh.
Một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng là nguồn vốn. Với nguồn vốn huy động được tại địa phương và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn rất cao cho thấy công tác huy động vốn của Agribank
chi nhánh huyện An Biên luôn được quan tâm và triển khai rất tốt.
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện An Biên giai đoạn 2017 - 2019
Thông qua nghiệp vụ huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện An Biên có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng có các biện pháp không ngừng cải thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững ưu thế và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói nghiệp vụ huy động vốn đã giúp cho Ngân hàng chủ động được nguồn vốn tại địa phương, từ đó Ngân hàng có thể tự cân đối và đưa ra những chính sách chiến lược hợp lý để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
2.1.4.2 Hoạt động cho vay
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí kinh doanh, chi phí quản lý, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư. Dưới đây là hoạt động cho vay tại Agribank chi nhánh huyện An Biên qua 3 năm.
Phân theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.2. Doanh số cho vay phân theo đối tượng khách hàng tại Agribank chi nhánh huyện An Biên giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2017 2018 2019 2018-2017 2019-2018 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Cá nhân 675.097 733.020 850.509 57.923 9 117.489 16
Pháp nhân
Tổng DSCV 675.097 733.020 850.509 57.923 9 117.489 16
(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện An Biên- Phòng kế hoạch kinh doanh)
Doanh số cho vay của Agribank chi nhánh huyện An Biên tăng trưởng đều qua 3 năm liên tục: Doanh số cho vay năm 2018 là 733.020 triệu đồng tăng 9% so với năm 2017, doanh số cho vay năm 2019 là 850.509 triệu đồng, tiếp tục tăng 16% so với năm 2018. Điều này là do Agribank huyện An Biên tập trung nỗ lực vào công tác cho vay, tìm kiếm khách hàng mới, tăng cường công tác thẩm định để nâng cao doanh số cho vay qua các năm.
Agribank chi nhánh huyện An Biên chủ yếu cho vay đối với thành phần kinh tế là cá nhân nên không phát sinh đối với cho vay pháp nhân.
Phân theo thời gian
Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2018 là 556.813 triệu đồng, tăng 43.102 triệu đồng so với năm 2017 (tỷ lệ tăng là 8,4%). Năm 2019 là 653.021 triệu đồng, tăng 96.208 triệu đồng so với năm 2018 (tỷ lệ tăng là 17,3%).
Bảng 2.3. Doanh số cho vay theo thời gian tại Agribank chi nhánh huyện An Biên giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2017 2018 2019 2018-2017 2019-2018 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Ngắn hạn 513.711 556.813 653.021 43.102 8,4 96.208 17,3
Trung, dài hạn 161.386 176.207 197.488 14.821 9,2 21.281 12,1
Tổng DSCV 675.097 733.020 850.509 57.923 8,6 117.489 16,0
(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện An Biên- Phòng kế hoạch kinh doanh)
Doanh số cho vay trung, dài hạn năm 2018 tăng 14.821 triệu đồng so với năm 2017 (tỷ lệ tăng là 9,2%). Năm 2019 tăng 21.281 triệu đồng so với năm 2018 (tỷ lệ tăng là 12,1%).
Ta thấy doanh số cho vay tăng đều qua các năm, thể hiện chi nhánh đã thực hiện các biện pháp tăng trưởng tín dụng có hiệu quả.
b. Doanh số thu nợ tại Agribank Chi nhánh huyện An Biên
Phân theo đối tượng khách hàng
Một trong những vấn đề mà Agribank chi nhánh huyện An Biên rất quan tâm là doanh số thu nợ trong cho vay. Nó có thể đánh giá khách hàng, năng lực của cán bộ tín dụng. Đồng thời thu nợ cũng phản ánh một mặt quan trọng hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng. Ngoài ra doanh số thu nợ biểu hiện mức độ phát triển của nền kinh tế.
Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy mức tăng về khả năng thu hồi nợ của ngân hàng qua 03 năm. Doanh số thu nợ năm 2018 là 674.648 triệu đồng tăng 79.401 triệu đồng tương ứng 13% so với năm 2017. Doanh số cho vay năm 2019 là 81.254 triệu đồng tăng 81.254 triệu đồng tương ứng 12% so với 2018. Doanh số thu nợ tăng qua các năm chứng tỏ khách hàng của ngân hàng làm ăn có hiệu quả, khả năng tài chính tốt nên khả năng trả nợ cũng tốt hơn.
Không chỉ trả nợ đúng hạn như trong hợp đồng tín dụng, một số khách hàng còn có khả năng trả nợ trước hạn.
Bảng 2.4 Doanh số thu nợ phân theo đối tượng khách hàng tại Agribank chi nhánh huyện An Biên giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2017 2018 2019 2018-2017 2019-2018 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ
lệ Số tiền Tỷ lệ Cá nhân 595.247 674.648 755.902 79.401 13 81.254 12 Pháp nhân Tổng DSTN 595.247 674.648 755.902 79.401 13 81.254 12
(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện An Biên- Phòng kế hoạch kinh doanh)
Tình hình thu nợ được thực hiện tốt như vậy là do Ngân hàng cho vay đúng chu kỳ sản xuất kinh doanh, đúng lịch mùa vụ nên khách hàng có nguồn thu kịp thời để trả nợ. Ngoài ra cán bộ tín dụng của ngân hàng thường xuyên theo dõi chặt chẽ từng khỏan vay, kiểm tra việc sử dụng vốn và đôn đốc trong việc thu hồi nợ với mục tiêu chung là thu hồi nợ đạt kế hoạch mà chi nhánh đặt ra. Mặt khác, công tác thẩm định và thủ tục cho vay lại để khách hàng tái sản xuất đã được Ngân hàng giải quyết nhanh chóng. Vì vậy, các khách hàng vay vốn dễ dàng hoàn trả khoản vốn và lãi vay khiến doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tốt hơn.
Phân theo thời gian
Doanh số thu nợ của Agribank chi nhánh huyện An Biên tăng trưởng đều qua 3 năm liên tục: Năm 2018 tăng 13,3% so với năm 2017, năm 2019 tiếp tục tăng 12% so với năm 2018.
Bảng 2.5. Doanh số thu nợ theo thời gian tại Agribank chi nhánh huyện An Biên giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2017 2018 2019 2018-2017 2019-2018 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Ngắn hạn 495.122 525.761 587.846 30.639 6,2 62.085 11,8
Trung, dài hạn 100.125 148.887 168.056 48.762 48,7 19.169 12,9
Tổng DSTN 595.247 674.648 755.902 79.401 13,3 81.254 12,0
(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện An Biên- Phòng kế hoạch kinh doanh)
Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2018 tăng so với năm 2017 là 30.639 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 6,2%. Năm 2019 tăng so với năm 2018 là 62,085 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng là 11,8%. Doanh số thu nợ ngắn hạn là do công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, công tác thẩm định, thủ tục hồ sơ vay tái sản xuất nhanh gọn nên khách hàng trả nợ rất đúng hạn.
Doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017, tăng 48.762 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 48,7%. Năm 2019 tăng so với năm 2018 là 19,169 triệu đồng, tương ứng tăng 12,9%.
c. Dư nợ tại Agribank Chi nhánh huyện An Biên
Phân theo đối tượng khách hàng
Dư nợ thể hiện nguồn vốn đầu tư của ngân hàng trong nền kinh tế, dư nợ của ngân hàng tăng lên hàng năm chứng tỏ nền kinh tế đang sử dụng ngày càng nhiều nguồn vốn của ngân hàng. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì vai trò của ngân hàng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế ngày càng được nâng cao, hoạt động của ngân hàng cũng được mở rộng.
Dư nợ cho vay của Ngân hàng đều tăng qua 3 năm. Năm 2018 là 667.731 triệu đồng, tăng 9,6% so với năm 2017 tương ứng 58.373 triệu đồng.
Đến năm 2019, tổng số dư nợ cho vay là 762.338 triệu đồng, tăng 14,2% so với năm 2018, tương ứng tăng 94.607 triệu đồng.
Bảng 2.6 Doanh số dư nợ theo đối tượng khách hàng tại Agribank chi nhánh huyện An Biên giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2017 2018 2019 2018-2017 2019-2018 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Cá nhân 609.358 667.731 762.338 58.373 9,6 94.607 14,2
Pháp nhân
Tổng dư nợ 609.358 667.731 762.338 58.373 9,6 94.607 14,2
(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện An Biên- Phòng kế hoạch kinh doanh)
Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ tại Agribank chi nhánh huyện An Biên giai đoạn 2017 - 2019
Dư nợ của ngân hàng qua ba năm đều tăng cao là do ngân hàng đang ngày càng mở rộng hoạt động tín dụng trong mọi lĩnh vực cho vay.
Phân theo thời gian
Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ phân theo thời gian tại Agribank chi nhánh huyện An Biên giai đoạn 2017 - 2019
Dư nợ ngắn hạn năm 2018 là 479.767 triệu đồng tăng 31.052 triệu đồng so với năm 2017 là (tỷ lệ tăng 6,9%). Dư nợ ngắn hạn năm 2019 là 544.942 triệu đồng tăng 65.175 triệu đồng so với năm 2018 (tỷ lệ tăng 13,6%). Dư nợ tăng là do Ngân hàng có kế hoạch tăng trưởng phù hợp với tình hình kinh tế ở địa phương. Thêm vào đó một phần là do khách hàng vay trung, dài hạn trả nợ chuyển sang vay ngắn hạn cũng làm dư nợ ngắn hạn tăng mạnh.
Bảng 2.7. Doanh số dư nợ phân theo thời gian tại Agribank chi nhánh huyện An Biên giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2017 2018 2019 2018-2017 2019-2018 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Ngắn hạn 448.715 479.767 544.942 31.052 6,9 65.175 13,6
Trung, dài hạn 160.643 187.964 217.396 27.321 17,0 29.432 15,7
Tổng dư nợ 609.358 667.731 762.338 58.373 9,6 94.607 14,2
(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện An Biên- Phòng kế hoạch kinh doanh)
Dư nợ trung, dài hạn năm 2018 tăng 27.321 triệu đồng so với năm 2017 (tỷ lệ tăng 17%). Năm 2019 tăng 29.432 triệu đồng so với năm 2018 (tỷ lệ tăng là 15,7%).
d. Nợ quá hạn và nợ xấu tại Agribank chi nhánh huyện An Biên
Nợ quá hạn phân theo thời gian
Nợ quá hạn đối với khoản vay ngắn hạn năm 2018 là 3.413 triệu tăng so với năm 2017 là 1.473 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 75,9%), sang năm 2019 giảm xuống còn 3.710 triệu, tỷ lệ giảm là 8,7%.
Bảng 2.8. Nợ quá hạn phân theo thời gian tại Agribank chi nhánh huyện An Biên giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2017 2018 2019 2018-2017 2019-2018 Số
tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố
Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1.940 75 3.413 74 3.710 82 1.473 75,9 297 8,7 Trung, dài hạn 635 25 1.190 26 813 18 555 87,4 -377 -31,7 Tổng nợ quá hạn 2.575 100 4.603 100 4.523 100 2.02 8 78,8 -80 -1,7
Nợ xấu phân theo thời gian
Bảng 2.9. Nợ xấu phân theo thời gian giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2017 2018 2019 2018-2017 2019-2018 Số
tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố Tỷ lệ(%) tiềnSố Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1.890 89 1.388 78 1.435 84 -502 -26,6 47 3,4 Trung, dài hạn 225 11 399 22 283 16 174 77,3 -116 -29,1 Tổng nợ xấu 2.115 100 1.787 100 1.718 100 -328 -15,5 -69 -3,9
(Nguồn: Agribank chi nhánh huyện An Biên- Phòng kế hoạch kinh doanh)
Năm 2017 số tiền nợ xấu là 2.115 triệu đồng, sang năm 2018 nợ xấu giảm còn 1.787 triệu đồng, năm 2019 tiếp tục giảm còn 1.718 triệu đồng. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do khách hàng không có nguồn thu để trả nợ, mặc khác là do phát sinh nợ liên đới tại các công ty tài chính cho vay trả góp và vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng khác.
Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ xấu phân theo thời gian tại Agribank chi nhánh huyện An Biên giai đoạn 2017 - 2019
Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu
Tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh ở Agribank chi nhánh huyện An Biên năm 2017 là 0,42 % trên tổng dư nợ cho thấy Ngân hàng đã quản lý tốt các khoản tín dụng của mình. Sang năm 2018, tình hình nợ quá hạn của Agribank chi nhánh huyện An Biên tăng cao hơn so với năm 2017 và chiếm 0,69% trên tổng dư nợ cho vay. Năm 2019 tình hình nợ quá hạn của Agribank chi nhánh huyện An Biên chiếm 0,59% trên tổng dư nợ cho vay. Điều này cho thấy năm 2019 chất lượng tín dụng của Chi nhánh được đảm bảo và trong tầm kiểm soát (Chỉ tiêu nợ quá hạn của chi nhánh là <1%/tổng dư nợ).
Tỷ lệ nợ xấu phát sinh ở Agribank chi nhánh huyện An Biên năm 2017 là 0,35% trên tổng dư nợ cho thấy Ngân hàng đã quản lý tốt các khoản tín dụng của mình. Sang năm 2018, tình hình nợ xấu của Agribank chi nhánh huyện An Biên giảm thấp hơn so với năm 2017 và chiếm 0,27% trên tổng dư nợ cho vay. Năm 2019 tình hình nợ xấu của Agribank chi nhánh huyện An Biên chiếm 0,23% trên tổng dư nợ cho vay. Điều này cho thấy năm 2019 chất lượng tín dụng của Chi nhánh được đảm bảo và trong tầm kiểm soát (Chỉ tiêu nợ xấu của chi nhánh là <0,5%/tổng dư nợ).
Bảng 2.10. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại Agribank chi nhánh huyện An Biên giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu 2017 2018Năm 2019
Số tiền Số tiền Số tiền Nợ quá hạn 2.575 4.603 4.523
Nợ xấu 2.115 1.787 1.718
Tổng dư nợ 609.358 667.731 762.338
Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 0,42% 0,69% 0,59%
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0,35% 0,27% 0,23%
Cấp tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng giúp ngân hàng thu lợi nhuận từ các khoản cho vay. Nhưng nếu những khoản cho vay này không thể thu hồi toàn bộ hoặc chỉ thu hồi một phần sẽ gây tổn thất cho ngân hàng. Vì đối với những khoản vay có dấu hiệu khó thu hồi thì ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng để tránh tổn thất xảy ra khi ngân hàng không thể thu hồi được. Việc trích lập dự phòng sẽ làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, đồng thời làm giảm tính thanh khoản của Ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu rút tiền.
Nợ quá hạn gia tăng sẽ làm lợi nhuận của Ngân hàng sụt giảm, đồng thời cũng làm mất uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn ở mức tối