Chấp hành đầy đủ quy trình, quy chế cho vay

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN KIÊN GIANG II (Trang 88 - 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1 Chấp hành đầy đủ quy trình, quy chế cho vay

Tuyệt đối tuân thủ các bước trong quy trình cấp tín dụng, nếu như trước đây tài sản thế chấp được xem như yếu tố quan trọng hàng đầu trong điều kiện cấp tín dụng thì hiện nay ngân hàng thường quan tâm đến phương án, dự án sản xuất kinh doanh, dòng tiền dự án, khả năng tài chính của khách khách hàng, các yếu tố này quan trọng hơn rất nhiều so với tài sản thế chấp. Cần tránh trường hợp chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến phương án, dự án, khả năng tài chính của khách hàng, vì điều này dễ gây ra hậu quả tín dụng là nợ

xấu sẽ tăng cao lúc đó chất lượng tín dụng sẽ không tốt.

Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính chất nguyên tắc trong quy trình cấp tín dụng, như: Năng lực pháp lý của khách hàng, tư cách của khách hàng, hiệu quả của phương án, dự án sản xuất kinh doanh, mục đích vay vốn, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng kiểm soát khoản vay.

Coi trọng kết quả đánh giá, xếp hạng tín dụng có hệ thống làm căn cứ phân loại khách hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động dầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quyết định chính sách tín dụng cho mối loại đối tượng khách hàng, là cơ sở xác định các chính sách, chế độ ưu tiên về lãi suất, các mức phí áp dụng, các chính sách ưu đãi khách hàng khác.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá khách hàng

Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa các nội dung của thẩm định, cần xác định việc thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh là khâu quan trọng nhất trước khi cho vay. Cán bộ thẩm định cần kiểm tra tư cách pháp nhân của người vay, mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng, nếu khách hàng là hộ nông dân thì cần được sự bảo lãnh của các tổ chức chính trị - xã hội, xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư, thời gian lập kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ, giá thành, thị trường cung ứng vật tư, hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi với thời gian hoàn vốn của dự án,... Đối với các báo cáo tài chính, một căn cứ quan trọng để xem xét tình hình hoạt động, kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng vay vốn là phải có xác nhận của kiểm toán nhà nước hoặc các công ty kiểm toán độc lập. Vì thực trạng hiện nay, các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân gửi cho ngân hàng thường mang tính chất đối phó hơn là theo chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính, thiếu nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc thẩm định hoặc các chỉ tiêu còn thiếu tính tin cậy,... Đặc biệt là các dự án lớn cần một lượng vốn lớn do đó mà phải thẩm định

đánh giá kỹ càng.

Nâng cao chất lượng quản lý trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc thu nợ

Nếu thẩm định dự án là khâu đầu tiên quyết định để cho vay đối với một khách hàng thì quá trình đưa vốn ra theo dõi đôn đốc thu nợ cũng là khâu không kém phần quan trọng. Khi một khách hàng được cho vay theo mục đích, đúng lúc, đúng thời điểm số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì việc quản lý vốn vay ở đây là theo dõi kiểm tra khách hàng có sử dụng đúng mục đích hay không. Những trường hợp nào sử dụng vốn sai mục đích thì phải xử lý ngay theo chế độ tín dụng. Ngoài ra, phải theo dõi bám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá chính xác những diễn biến trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, phát hiện kịp thời khả năng có thể phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, từ đó có biện pháp xử lý ngay. Việc đôn đốc thu nợ thu lãi đúng kỳ hạn và đủ là nghĩa vụ và trách nhiệm, là kỷ luật đối với cán bộ tín dụng. Lịch trả nợ và lãi vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng phải theo dõi hàng ngày.

Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu

Cán bộ tín dụng trong trường hợp phát hiện một khoản vay để phát sinh nợ quá hạn gốc hoặc lãi thì việc đầu tiên mà cán bộ tín dụng phải làm là xác định tính nghiêm trọng của vấn đề thông qua việc trực tiếp xuống kiểm tra, phân tích từ các nguồn thông tin khác nhau. Ngân hàng có thể dựa vào kết quả phân tích để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.

Tích cực đeo bám khoản vay, tận dụng mọi khoản thu của khách hàng để thu hồi nợ, đối với những khoản nợ có phát sinh nợ quá hạn được xác định là có mức độ nghiêm trọng tương đối thấp thì ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp khác nhau như tư vấn cho khách hàng khôi phục tình hình tài chính, cơ

cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng như gia hạn nợ, điều chỉnh kế hoạch trả nợ, khoanh nợ cho khách hàng biện pháp này sẽ giúp khách hàng duy trì hoạt động đồng thời giúp ngân hàng thu hồi đầy đủ khoản nợ sau này.

Đối với khách hàng truyền thống của chi nhánh có uy tín trong quan hệ tín dụng, có triển vọng phát triển nhưng phát sinh nợ quá hạn thì ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng, đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu khó khăn, chung tay cùng tìm ra giải pháp hỗ trợ.

Trong trường hợp các biện pháp nghiệp vụ ngân hàng đưa ra không mang lại hiệu quả, khách hàng cố tình dây dưa, chây ỳ để nợ quá hạn kéo dài thì ngân hàng cần sử dụng các biện pháp cứng rắn, kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng phát mãi tài sản thế chấp, như: khởi kiện ra tòa, cưỡng chế để thu hồi nợ. Tuy nhiên, đây là biện pháp cuối cùng, bởi vì để thu hồi một khoản nợ thông qua khởi kiện đến khi thi hành án được tài sản phải mất thời gian khá dài và tốn kém chi phí.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN KIÊN GIANG II (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w