Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN KIÊN GIANG II (Trang 26 - 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1 Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.2.1.1 Xét về mặt kinh tế

Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ hiệu quả hoạt động của ngân hàng, sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Tín dụng được coi là có chất lượng cao khi vốn vay được của khách hàng sử dụng vào đúng mục đích, tạo được số tiền lớn, ngân hàng thu được cả vốn và lãi, còn doanh nghiệp vừa trả được nợ ngân hàng đúng hạn vừa bù đắp được chi phí và có lợi nhuận. Như vậy, ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội.

Để có thể có được chất lượng tín dụng tốt thì hoạt động quản lý phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín trong hoạt động. Hiểu đúng bản chất về chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân tồn tại của chất lượng tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng tìm được các biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh sôi nổi và gay gắt

1.2.1.2 Xét về mặt xã hội

Chất lượng tín dụng thể hiện:

- Đối với khách hàng: Phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng với lãi suất, kỳ hạn, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán phù hợp, thủ tục đơn giản, thuận tiện nhưng luôn đảm bảo các nguyên tắc cho vay.

- Đối với ngân hàng thương mại: Đưa ra các hình thức cho vay phù hợp với phạm vi, mức độ, giới hạn phù hợp với bản thân ngân hàng mình để luôn đảm bảo tính cạnh tranh, an toàn, sinh lời theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ và có lãi.

- Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Cho vay phải luôn đảm bảo sự lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay và tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, Chất lượng tín dụng Ngân hàng là một khái niệm hoàn toàn tương đối, nó vừa cụ thể (Thể hiện qua chỉ tiêu có thể tính toán được: kết quả kinh doanh của ngân hàng, nợ quá hạn...) vừa trừu tượng (Thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế qua các ảnh hưởng xuôi và ngược... ). Chất lượng tín dụng còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan (khả năng, trình độ quản lý của cán bộ tín dụng) và khách quan (sự thay đổi trong môi trường kinh doanh, xu hướng phát triển nền kinh tế, sự thay đổi giá cả thị trường).

- Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và thể hiện sức mạnh của một ngân hàng thương mại trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.

nhiều khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn trong cho vay cao, chi phí thấp...

- Chất lượng tín dụng không phải cái tự nhiên có mà nó là kết quả của một quy trình kết hợp giữa con người với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung, do đó Chất lượng tín dụng cần có sự quản lý.

Quản lý chất lượng nói chung về cơ bản là những hoạt động và kỹ thuật được sử dụng nhằm đạt được và duy trì chất lượng của một loại sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ. Nó bao gồm theo dõi, tìm hiểu và loại trừ những nguyên nhân những trục trặc trong việc cấp tín dụng để các yêu cầu của khách hàng liên tục được đáp ứng. Đảm bảo chất lượng là việc ngăn ngừa những trục trặc về chất lượng bằng các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống (cả công tác tư liệu), bao gồm việc thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng tốt, thích hợp, có khả năng kiểm tra, kiểm soát và đánh giá bản thân sự hoạt động của cả hệ thống.

Để có chất lượng tín dụng cao, cần phải có sự quản lý chất lượng đồng bộ. Đây là một cách quản lý mới không chỉ đảm bảo chất lượng tín dụng mà còn cải tiến tính hiệu quả và linh hoạt của toàn bộ ngân hàng nhằm ngày càng thoả mãn đầy đủ yêu cầu của khách hàng trong mọi công đoạn. Để làm được điều này mỗi thành viên trong ngân hàng thương mại cần phải hiểu và thực hiện tốt quy trình quản lý chất lượng tín dụng.

Như vậy chất lượng tín dụng là một khái niệm tương đối rộng. Để có chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng phải thực hiện có hiệu quả và quan hệ cho vay phải được thiết lập trên cơ sở sự tin cậy và uy tín. Cụ thể hơn, chất lượng tín dụng là kết quả đạt được với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động cho vay.

Nếu hiểu đúng được bản chất của chất lượng tín dụng sẽ giúp các ngân hàng thương mại phân tích, đánh giá đúng được hiệu quả cho vay ở hiện tại cũng như xác định được chính xác nguyên nhân của những tồn tại mà có thể

đưa ra những biện pháp quản lý hữu hiệu để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN KIÊN GIANG II (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w