Chấp hành đầy đủ quy định về bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN KIÊN GIANG II (Trang 91 - 93)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2 Chấp hành đầy đủ quy định về bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay được xem là nguồn trả nợ cuối cùng của khách hàng, vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng chi nhánh cần thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với đối tượng bắt buộc phải có tài sản bảo đảm. Mặc dù tài sản bảo đảm có ý nghĩa rất lớn trong hạn chế rủi ro tín dụng nhưng tại chi nhánh một số các bộ tín dụng chưa nhận thức được vai trò của nó, có bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay, còn các yếu tố khác không chú trọng đúng mức, đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng. Bởi bảo đảm tiền vay chỉ là biện pháp phòng vệ khi gặp sự cố thực hiện hợp đồng tín dụng chứ không phải là cơ sở để quyết định cho vay.

Tài sản bảo đảm chỉ là cơ sở để khách hàng có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Do đó, trong việc thẩm định cho vay cán bộ tín dụng cần phải thu thập đầy đủ thông tin, giấy tờ hợp pháp của tài

sản. Chỉ khi nào ngân hàng không còn cách nào thu hồi nợ thì ngân hàng mới phát mãi tài sản để thu hồi vốn. Vì vậy, trong khi thẩm định cán bộ thẩm định cần phải xem xét kỹ lưỡng việc thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, uy tín của khách hàng… từ đó mới vận dụng các biện pháp bảo đảm khác nhau như: Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cam kết bảo đảm bằng tài sản, bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba.... cho các khoản vay của khách hàng. Tuy nhiên, không vì thế mà cán bộ thẩm định của chi nhánh xem nhẹ việc thực hiện tài sản bảo đảm của khách hàng.

Hiện nay, chi nhánh thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay theo Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/1/2014 về việc ban hành quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank nhưng để bảo đảm đảm tiền vay phát huy đúng ý nghĩa của nó thì ngân hàng phải:

Kiểm tra tính đầy đủ pháp lý của tài sản bảo đảm, tài sản có đủ điều kiện giao dịch hay không, đánh giá tài sản không được vượt quá giá trị thị trường của tài sản, thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm, với tốc độ phát triển khoa học công nghệ như hiện nay tài sản dề hao mòn vô hình nhanh chóng, bên cạnh đó một số tài sản tại chi nhánh là các máy móc thiết bị thường xuyên ở ngoài trời, cường độ sử dụng cao do đó tốc độ hao mòn rất nhanh. Đối với các loại tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị, nhà xưởng cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ đảm bảo tiền vay và hiện trường thực tế để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: Mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển nhượng quyền sở hữu, những biến động về giá trị thị trường của tài sản... Do đó, việc đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm cần được tiến hành thường xuyên qua đó có biện pháp hạn chế rủi ro. Từ việc xem xét thực trạng tài sản và tham khảo thông tin trên thị trường như giá cả, xu hướng phát triển, các mặt hàng thay thế. Đặc biệt các tài sản đảm bảo là các bất động sản mà chi nhánh định giá theo giá thị trường hay có sự biến động

lớn như hiện nay, vì vậy phải thường xuyên theo dõi, cập nhật và định giá lại, nếu có biến động giảm thì yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản hoặc giảm dư nợ tương ứng với giảm giá tài sản.

Đối với những tài sản bảo đảm mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm như tàu cá, xe cộ… chi nhánh nên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm đầy đủ trong suốt thời gian vay vốn, việc thẩm định tài sản đảm bảo lại càng phải được thực hiện chặt chẽ, kỹ lưỡng. Kết quả thẩm định là cơ sở để khách hàng mua bảo hiểm với mức phù hợp. Việc quản lý tài sản đảm bảo dù tốt đến đâu cũng khó tránh khỏi những rủi ro bất ngờ xảy ra như lũ lụt, lốc, bão, và những nguyên nhân bất khả kháng khác. Khi đó công ty bảo hiểm sẽ đứng ra thanh toán những tổn thất xảy ra đối với tài sản bảo đảm. Việc mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm cũng là biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng để đảm bảo thu nợ khi mua bảo hiểm cho chi nhánh cần phải thỏa thuận với khách hàng vay, bên nhận được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm là chi nhánh mình.

Khuyến khích khách hàng tăng mức đảm bảo cho khoản vay bằng các tài sản chất lượng, có tính thanh khoản cao...

Khi đánh giá tài sản đảm bảo cần có sự đánh giá chéo và thật kỹ lưỡng sao cho tài sản luôn phải đảm bảo đủ vai trò của tài sản bảo đảm (Như: giá trị tài sản như thế nào trong tương lai, hay tài sản bảo đảm phải có thị trường tiêu thụ…).

Bám sát khung giá chung cho tài sản đảm bảo là bất động sản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm.

Hồ sơ bảo đảm tiền vay phải đầy đủ tính pháp lý, thông tin rõ ràng, chặt chẽ, đúng đối tượng, thành phần tham gia ký kết.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN AN BIÊN KIÊN GIANG II (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w