Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác KSC đầu tư XDCB từ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN vốn NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước (Trang 26 - 29)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác KSC đầu tư XDCB từ

- Các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN theo quy định của Luật NSNN và các văn bản quy định về quản lý đầu tư và xây dựng đều phải chịu sự kiểm soát thanh toán qua KBNN, cụ thể là các dự án sau:

+ Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn thuộc các lĩnh vực: Giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế; trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; các trạm, trại thú y, động, thực vật nghiên cứu giống mới và cải tạo giống; xây dựng các công trình văn hoá, xã hội, thể dục - thể thao, phúc lợi công cộng; quản lý Nhà nước, khoa học - kỹ thuật; bảo vệ môi trường sinh thái khu vực, vùng lãnh thổ;

+ Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Các dự án bố trí bằng vốn chi sự nghiệp trong dự toán NSNN để sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có nhằm phục hồi oặc tăng giá trị tài sản cố định có tổng mức đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên;

+ Các dự án đầu tư khác theo quyết định của Chính phủ.

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác KSC đầu tư XDCB từnguồn vốn NSNN nguồn vốn NSNN

Hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN là hoạt động đa dạng, phức tạp và mang tính đặc thù riêng trong từng nội

dung kiểm soát. Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN liên quan đến nhiều văn bản pháp lý, qui định hiện hành ràng buộc lẫn nhau, khó định lượng và thiếu tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá thực tế, chưa có một hệ thống tiêu chí định lượng chính thức nào được xây dựng để đánh giá hiệu quả của công tác kiểm soát thanh toán qua KBNN. Tuy nhiên, xét ở góc độ hiệu quả, tính chất hoàn thành công việc thì KSC đầu tư XDCB qua KBNN là phát hiện ngăn chặn kịp thời các sai phạm, tránh lãng phí thất thoát vốn NSNN. Tính hữu hiệu được xem xét chỉ tiêu này là cơ bản nhất, ngoài ra còn xem xét ở các chỉ tiêu định lượng khác như: tỷ lệ giải ngân; số lượng dự án được giải ngân; tỷ lệ vốn từ chối thanh toán. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN được xem xét hai góc độ sau:

- Tiêu chí định tính:

Theo tiêu chí này, tính hiệu quả được đánh giá theo mức độ đơn giản, thông thoáng về thủ tục hành chính trong công tác KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.

Hiệu quả công tác KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN còn được đo lường thông qua sự đánh giá của khách hàng đến thanh toán tại KBNN. Tiêu chí này thể hiện qua số lượng các thủ tục hành chính được xử lý đúng thời gian quy định tại văn bản pháp quy liên quan. Sự đơn giản, thông thoáng trong thủ tục hành chính sẽ giảm phiền hà cho các CĐT giúp KBNN rút ngắn thời gian thanh toán trong điều kiện số lượng dự án và nhu cầu thanh toán ngày càng nhiều.

- Tiêu chí định lượng:

Kết quả giải ngân vốn đầy đủ và hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN phân khai.

vốn đã giải ngân trong tổng số vốn kế hoạch được giao hàng năm, thường được tính theo tỷ lệ % và được xác định bằng công thức:

Tỷ lệ giải ngân = Tổng số vốn thông báo kế hoạch nămTổng số vốn đã giải ngân x 100

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả giải ngân nguồn vốn của một quốc gia, một ngành hoặc địa phương tại một thời điểm. Chỉ số này cũng phản ánh tổng hợp nhiều yếu tố, công đoạn, nhiều chủ thể liên quan mà kết quả cuối cùng thể hiện ở giá trị khối lượng XDCB được được giải ngân, nó rất có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN. Tỷ lệ này càng cao, vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN càng được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vì tránh được tình trạng lãng phí do nguồn vốn đã được bố trí mà không được sử dụng và đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

+ Số dự án, số vốn từ chối thanh toán, giải ngân dự án:

Thông qua chỉ tiêu tỷ lệ số dự án từ chối thanh toán so với dự án đề nghị thanh toán và chỉ tiêu số vốn từ chối thanh toán so với số vốn chấp nhận thanh toán, qua đó, cơ quan quản lý Nhà nước xác định được tình trạng các hồ sơ không đạt yêu cầu và số vốn bị từ chối tương ứng. Tỷ lệ số dự án bị từ chối thanh toán so với dự án đề nghị thanh toán càng cao thì số dự án bị từ chối càng nhiều. KBNN loại bỏ những hồ sơ không tuân thủ quy định hiện hành làm cho ý thức của các CĐT trong công tác lập hồ sơ thủ tục đề nghị thanh toán được nâng lên rõ rệt. Qua đó hạn chế tình trạng thanh toán vốn sai, lãng phí, tạo điều kiện lành mạnh hóa nền kinh tế tài chính quốc gia.

Tỷ lệ DA bị từ chối thanh toán =

Số DA bị từ chối thanh toán

x 100 Tổng số DA đề nghị thanh toán

từ chối thanh toán Tổng số tiền DA trước khi từ chối thanh toán

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN vốn NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w