6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ
NGUỒN VỐN NSNN TẠI KBNN TƯ NGHĨA
Đầu tư XDCB hiện nay là cần thiết, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, là yếu tố quan trọng hàng đầu để đưa nước ta mau chóng hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế Quốc tế. Hiện nay, các ngành, các cấp từ Trung ương đến Địa phương đều có đầu tư XDCB và đang tìm mọi cách để quản lý hữu hiệu nguồn vốn đầu tư công đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào sử dụng đúng tiến độ, đạt chất lượng, hiệu quả.
Hiểu rõ được tầm quan trọng đó, trong cơ chế hoạt động, KBNN Tư Nghĩa đã từng bước cải thiện các thủ tục hành chính để giải quyết công việc nhanh, gọn, kịp thời và hiệu quả. Trong công việc có sự cải tiến cho phù hợp với tình hình thực tế. Hệ thống quản lý thống nhất tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã được triển khai tại KBNN Tư Nghĩa và mang lại những hiệu quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn gặp phải một số hạn chế: Việc áp dụng hệ thống ISO còn mới, nhận thức trong đội ngũ công chức KBNN Tư Nghĩa còn chưa đầy đủ.
Với đội ngũ GDV 07 người, KBNN Tư Nghĩa thực hiện chức năng kiểm soát, thanh toán nhìn chung thuận lợi, hợp lý về công tác nhân sự. Mỗi GDV được phân công theo nguyên tắc “một cửa một giao dịch viên”, một người thực hiện cả kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu tư; toàn bộ các khoản chi của 01 đơn vị (gồm nhiều cấp ngân sách) do 01 cán bộ thực hiện kiểm soát chi. Nhìn chung, việc thực hiện “một cửa một giao dịch viên” tại Kho bạc huyện hiện nay là hợp lý, khách hàng chỉ giao dịch và nhận trả kết quả với 01 người tại Kho bạc, giảm tải được việc đi lại nhiều lần và thời gian thanh toán, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính của ngành.
Các căn cứ pháp lý về KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Tư Nghĩa:
KSC đầu tư XDCB tại KBNN Tư Nghĩa giai đoạn 2017 – 2019 được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp lý sau:
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 có hiệu lực từ 01/01/2017; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có hiệu lực từ 01/7/2015; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 có hiệu lực từ 01/01/2015; Luật Xây dựng số 50/2014 ngày 18/6/2014 có hiệu lực từ 01/01/2015 và Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực từ 01/7/2014;
Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (Hiện nay thay bằng Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/10/2019); Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ; Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020;
Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, TTVĐT sử dụng nguồn vốn NSNN; Thông tư số 108/2016/TT- BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính; Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/05/2018 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính, Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính; Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020; Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.
Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các CĐT, BQLDA sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 72/2017/TT- BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính; Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN; Thông tư 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính về Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính và một số biểu mẫu kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính; Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/05/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc;
Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 của Tổng Giám đốc KBNN về ban hành Quy trình kiểm soát TTVĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN; Quyết định số 2906/QĐ-KBNN ngày 15/6/2018 của Tổng Giám đốc KBNN về ban hành Quy trình kiểm soát
chi, ghi thu ghi chi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong hệ thống KBNN. Tuy nhiên, hoạt