Hoàn thiện cơ chế kiểm soát tạm ứng vốn và thu hồi vốn tạm ứng,

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN vốn NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước (Trang 90 - 92)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.2.3. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát tạm ứng vốn và thu hồi vốn tạm ứng,

ứng, khắc phục nợ đọng trong thanh toán vốn đầu tư XDCB

Để quản lý tốt ngay từ ban đầu quá trình tạm ứng vốn đầu tư đến khâu thu hồi vốn tạm ứng, KBNN Tư Nghĩa cần hoàn thiện cơ chế kiểm soát như sau:

- Để đảm bảo an toàn nguồn vốn của nhà nước, khi thực hiện tạm ứng hợp đồng, cho dù hợp đồng chưa đến mức phải có bảo lãnh tạm ứng nhưng CĐT vẫn nên yêu cầu nhà thầu phải cung cấp bảo lãnh tạm ứng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng phát hành, hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng phải được kéo dài cho đến khi CĐT đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Thực hiện tốt quy định này số dư tạm ứng vốn sẽ giảm, khi đó nhà thầu sẽ cân nhắc đến hiệu quả của số vốn được tạm ứng, công việc nào cần tạm ứng công việc nào không cần tạm ứng, vì khi thực hiện bảo lãnh tạm ứng nhà thầu phải trả cho ngân hàng, tổ chức tín dụng một khoản phí nhất định.

Trường hợp tạm ứng chi bồi thường hỗ trợ GPMB và tái định cư cần hướng dẫn, đốc thúc các CĐT nâng cao trách nhiệm trong vấn đề hoàn tạm ứng. Đối với những hộ đã hoàn tất việc nhận tiền bồi thường phải tiến hành hoàn ứng ngay chứ không chờ phải chi hết số tiền đã ứng tại Kho bạc cho các hộ rồi mới hoàn ứng; phải thanh toán tạm ứng dứt điểm các khoản đã tạm ứng kỳ trước rồi mới ứng tiếp kỳ sau; trường hợp không hoàn ứng được vì lý do khách quan, KBNN huyện phải có văn bản yêu cầu CĐT hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất nộp lại tiền vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc để đảm bảo an toàn số tiền đã ứng nhưng chưa chi được.

- Một trong những nguyên nhân của số dư tạm ứng vốn đầu tư cho các đơn vị thi công lớn, kéo dài nhiều năm là do các văn bản hướng dẫn chỉ quy định tỷ lệ tạm ứng tối đa không quá 50% giá trị hợp đồng, mức tạm ứng, thời điểm thu hồi tạm ứng mà chưa quy định cụ thể tỷ lệ thu hồi tạm ứng trong từng lần thanh toán, đây là nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn cho KBNN trong công tác đôn đốc thu hồi tạm ứng. Vì vậy, cần quy định tỷ lệ thu hồi tạm ứng tối thiểu qua mỗi lần thanh toán tương ứng với tỷ lệ tạm ứng khi khối lượng thanh toán chưa đạt 80% giá trị hợp đồng.

Đối với trường hợp số dư tạm ứng còn kéo dài qua nhiều năm hết thời hạn thực hiện dự án, thực hiện hợp đồng, KBNN huyện phải có văn bản yêu cầu CĐT báo cáo đánh giá tình hình sử dụng số vốn tạm ứng chưa thu hồi, đề xuất hướng xử lý đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền để có tìm ra giải pháp thu hồi vốn nhanh nhất.

Tồn đọng vốn do không thể hoặc chậm giải ngân trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội là nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí vốn NSNN và làm giảm chất lượng các công trình đầu tư. Để khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB, cần áp dụng nhiều biện pháp, song một số biện pháp cơ bản cần được quan tâm như thiết lập sự bình đẳng giữa CĐT và nhà thầu thông qua hợp đồng kinh tế, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên. Nhà thầu khi tham dự đấu thầu và thực hiện hợp đồng thi công xây dựng phải có bảo đảm thực hiện hợp đồng của ngân hàng, đồng thời phải chứng minh được khả năng tài chính để đảm bảo vốn thi công. Nhà thầu thi công chậm tiến độ thì phải chịu phạt theo điều khoản đã cam kết, số tiền phạt này được trừ vào giá trị quyết toán công trình. CĐT khi mở thầu và ký kết hợp đồng kinh tế cũng cần phải có xác nhận về đảm bảo nguồn vốn thanh toán của cơ quan thanh toán hoặc cho vay. Nếu CĐT chậm thanh toán khối lượng cho nhà thầu thì cũng phải chịu phạt trên giá trị khối lượng chậm thanh toán theo lãi suất quá hạn của ngân hàng,

số tiền này được CĐT cân đối từ nguồn vốn tự có của mình để chuyển trả cho nhà thầu, đương nhiên CĐT không thể lấy vốn NSNN để trả nếu như lỗi hoàn toàn do CĐT.

Trường hợp dự án đã được bố trí kế hoạch vốn đầu tư mà NSNN không kịp cân đối để có nguồn vốn thanh toán cho nhà thầu thì cơ quan Tài chính phải chịu trách nhiệm. Ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng mà không cấp tiền vay kịp thời thì ngân hàng cho vay phải chịu phạt chậm thanh toán. Khi duyệt kế hoạch đấu thầu, duyệt thời điểm mở thầu và quyết định trúng thầu, cấp có thẩm quyền cần phải xem xét đến nguồn vốn thanh toán của CĐT. Nếu CĐT không đảm bảo nguồn vốn đầu tư theo tiến độ mà cấp có thẩm quyền vẫn phê duyệt kế hoạch đấu thầu, cho phép mở thầu, ban hành quyết định trúng thầu thì phải liên đới chịu trách nhiệm.

Cần phải có chế tài xử phạt những cơ quan, đơn vị, cá nhân đã góp phần làm phát sinh khối lượng nợ xấu trong đầu tư XDCB (không đảm bảo mục tiêu đầu tư, không có hiệu quả kinh tế - xã hội…) và phải áp dụng cơ chế mạnh tay cho cá nhân chịu trách nhiệm, không thể duy trì mãi tình trạng đổ lỗi cho khách quan, chịu trách nhiệm chung chung như hiện nay. Các Bộ, ngành, địa phương khi phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm cần đảm bảo nguyên tắc bố trí kế hoạch vốn cho các dự án cấp bách, cần thiết trước, dự án tính thiết thực chưa cao sau; trả nợ cho dự án cũ trước, nhất là những dự án đã có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành rồi mới đến dự án khởi công mới sau.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN vốn NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w