6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.3.4. Kiến nghị với Chủ đầu tư
CĐT và các đơn vị có liên quan đến công tác quản lý đầu tư XDCB cần chấp hành nghiêm chỉnh đúng quy định về luật đầu tư và xây dựng.
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của CĐT trong công tác quản lý điều hành dự án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. CĐT cần thực hiện nghiêm các quy định về đấu thầu và chỉ định thầu, không được chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu; tổ chức đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các công trình XDCB, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia dự thầu tham gia đấu thầu qua mạng.
Các CĐT cần đạo tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán đầu tư XDCB, nhất là đối với các CĐT không chuyên ngành; cần nâng cao năng lực chuyên môn và
nhận thức, trách nhiệm đối với người đứng đầu các đơn vị sử dụng NSNN; thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các quy định, văn bản hướng dẫn mới nhất của cấp trên về công tác quản lý chi NSNN để áp dụng cho đơn vị mình, đặc biệt là các mẫu biểu, chứng từ thanh toán.
CĐT cần quan tâm hơn nữa đến đội ngũ làm công tác tài chính, kế toán dự án, thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc lập, tính toán, xác định giá trị thanh toán cho khối lượng công việc từng khoản mục chi phí để lập chứng từ đề nghị thanh toán đúng, đủ, kịp thời chuyển trà cho nhà thầu.
Đầu tư XDCB là một quá trình kéo dài, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng . Để công tác đầu tư XDCB đi vào ổn định, chống lãng phí, thất thoát, đẩy nhanh tiến độ thi công, sử dụng đồng vốn có hiệu qủa, giải ngân vốn đầu tư XDCB qua KBNN được nhanh chóng thì các Ngành, các cấp, các cơ quan chức năng phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi tham ô, hối lộ, rút ruột công trình .v.v. mới mong chấn chỉnh được những thất thoát trong công tác đầu tư xây dựng hiện nay.
Tóm tắt Chương 3
Trong Chương 3 đã trình bày mục tiêu, định hướng hoàn thiện công tác KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Tư Nghĩa. Từ những hạn chế đã phân tích trong Chương 2, học viên đã đề xuất những giải pháp chính, kiến nghị với các cấp thẩm quyền và CĐT nhằm hoàn thiện công tác KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Tư Nghĩa trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư và nguồn lực tài chính quan trọng của Quốc gia nói chung và của tỉnh Quảng Ngãi, của huyện Tư Nghĩa nói riêng; nó có vai trò rất quan trọng nên việc kiểm soát thanh toán nguồn vốn này được chú trọng với nhiều nội dung và phương thức quản lý.
Trong những năm qua, số dự án, nguồn vốn và lượng vốn đầu tư XDCB tăng lên đáng kể. Hoạt động KSC đầu tư qua KBNN Tư Nghĩa đã đạt được nhiều kết quả trên các mặt: tổ chức bộ máy; triển khai thực hiện cơ chế, chính sách quản lý vốn; công khai và áp dụng quy trình kiểm soát; ứng dụng công nghệ tin học; phối hợp với các cơ quan liên quan; tổ chức thu thuế thông qua kiểm soát; thực hiện cam kết chi đầu tư qua KBNN. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều tồn tại, hạn chế như: việc tổ chức bộ máy, phân công kiểm soát TTVĐT chưa hợp lý và phù hợp; việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa được chú trọng đúng mực; việc chấp hành chế độ chính sách, quy trình, thủ tục chưa nghiêm; việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa đồng bộ… Nhưng nhìn chung KBNN Tư Nghĩa đã thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, tổ chức kiểm soát TTVĐT trên địa bàn chặt chẽ, đúng chế độ quy định, nhờ vậy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được nâng lên, hiện tượng thất thoát, lãng phí được kiểm soát tốt hơn và đã góp phần xứng đáng vào việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình nghiên cứu tại trường Đại học Duy Tân, từ kinh nghiệm thực tiễn công tác của bản thân, đề tài đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả công tác KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Tư Nghĩa trong thời gian qua và đã giải quyết cơ bản các yêu cầu mà luận văn đặt ra, cụ thể như sau:
- Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về TTVĐT XDCB và KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN; từ đó làm rõ vai trò của KBNN và sự cần thiết phải kiểm soát TTVĐT qua hệ thống KBNN.
- Luận văn đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát về thực trạng công tác KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Tư Nghĩa giai đoạn 2017-2019; qua phân tích đã đánh giá những kết quả đã đạt được, những mặt còn hạn chế, tồn tại cũng như nguyên nhân dẫn tới các hạn chế đó trong công tác kiểm soát TTVĐT của KBNN Tư Nghĩa.
Dựa trên kết quả phân tích của luận văn và điều kiện thực tế hiện tại, học viên đã đưa ra định hướng và một số giải pháp cũng như một số kiến nghị của cá nhân trong việc hoàn thiện công tác KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN nói chung và KBNN Tư Nghĩa nói riêng trong thời gian tới.
Công tác quản lý, KSC đầu tư XDCB là một vấn đề tuy không mới nhưng là một lĩnh vực phức tạp có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN, những đề xuất trong đề tài chỉ là những ý kiến của bản thân để từng bước hoàn thiện công tác KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN, nhằm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao./.
[1] Đoàn Kim Hoàng Anh (2018), Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ODA tại KBNN Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Kế toán, Đại học Duy Tân.
[2] Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/05/2014 Hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc.
[3] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 Quy định về quản lý, TTVĐT sử dụng nguồn vốn NSNN.
[4] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016.
[5] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 Quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020.
[6] Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 Quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.
[7] Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/05/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016, Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016.
[8] Chính phủ (2015), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
[9] Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
[10] Chính phủ (2016), Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 –
xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[12] Nguyễn Thị Huyền (2015), Tăng cường công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại KBNN Phúc Thọ - Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Đại học Thăng Long.
[13] Kho bạc Nhà nước Tư Nghĩa (2017 – 2019), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 20... và triển khai nhiệm vụ năm 20... tại KBNN Tư Nghĩa.
[14] Kho bạc Nhà nước Tư Nghĩa (2017 – 2019), Báo cáo quyết toán các nguồn vốn đầu tư thuộc NSNN.
[15] Kho bạc Nhà nước Nghĩa (2017 – 2019), Báo cáo tình hình từ chối thanh toán các khoản chi vốn đầu tư và vốn Chương trình mục tiêu quốc gia.
[16] Kho bạc Nhà nước (2016), Công văn số 743/KBNN-THPC ngày 02/3/2016 Về việc hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong hệ thống KBNN.
[17] Kho bạc Nhà nước (2016), Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 Ban hành Quy trình kiểm soát TTVĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN.
[18] Kho bạc Nhà nước (2018), Quyết định số 2899/QĐ-KBNN ngày 15/6/2018 Về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước tại KBNN cấp huyện không có tổ chức phòng.
[19] Kho bạc Nhà nước (2018), Quyết định số 2906/QĐ-KBNN ngày 15/6/2018 Ban hành Quy trình kiểm soát chi, ghi thu ghi chi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong hệ thống KBNN.
KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
[21] Kho bạc Nhà nước (2011 – 2019), Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia. [22] Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
[23] Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014 ngày 18/6/2014.
[24] Quốc hội (2014), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014. [25] Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày
25/6/2015.
[26] Võ Văn Tuấn (2018), Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước tại KBNN Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế Huế.
[27] Lê Hoằng Bá Tuyền (2008), Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Kinh tế.
[28] Trang Web Bộ Tài chính. [29] Trang Web Kho bạc Nhà nước.