Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong KSC đầu tư XDCB từ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN vốn NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước (Trang 67 - 73)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong KSC đầu tư XDCB từ

từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Tư Nghĩa

Những hạn chế trong công tác KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Tư Nghĩa xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chung quy do hai nguyên nhân chủ yếu sau:

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

- Nhiều dự án sai lầm về chủ trương đầu tư, không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, không phù hợp với quy hoạch, có dự án sau khi có quyết định đầu tư đã bị đình, hoãn để điều chỉnh dự án, làm giãn tiến độ thi công. Một số dự án công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền chất lượng chưa cao, còn tuỳ tiện, đơn giản trong khâu phê duyệt chủ trương, nhiều dự án chỉ lập mang tính tạm thời để có hồ sơ thi công và thanh toán, sau đó mới thực hiện điều chỉnh, bổ sung.

- Theo Luật đầu tư công, muốn phân bổ kế hoạch vốn đầu tư chi tiết hàng năm cho một dự án thì dự án đó phải có trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn. Đồng thời dự án nhóm C (được quy định riêng cho từng loại dự án nhưng loại cao nhất có tổng mức đầu tư dưới 30 tỷ đồng) được quy định phân bổ kế hoạch vốn để thanh toán trong thời hạn không quá 03 năm. Phần lớn các dự án trên địa bàn huyện thuộc nhóm C. Tuy nhiên, các CĐT, BQLDA thuộc cấp xã thường vi phạm điều này. Do thiếu nguồn kinh phí hoạt động hoặc vì chưa nắm rõ văn bản chế độ mà còn nhiều dự án kinh phí được phân

bổ để chi trả còn rất hạn chế, kéo dài dự án qua nhiều năm chưa thanh toán xong, làm cho dự án khi nghiệm thu đưa vào sử dụng kém hiệu quả hoạt động, gây khó khăn cho Kho bạc trong khâu theo dõi, kiểm soát thanh toán. Thậm chí có dự án chưa có trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nhưng UBND xã vẫn phân bổ kế hoạch vốn đầu tư năm để thanh toán cho dự án.

- Một số dự án đầu tư còn chậm tiến bộ, phải kéo dài thời gian thực hiện dự án là do công tác chuẩn bị xây dựng và đền bù GPMB không kịp thời; làm tăng lãi vay trong quá trình đầu tư (nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn ODA), làm tăng chi phí vốn đầu tư do phải kéo dài thời gian triển khai dự án dẫn đến việc điều chỉnh Tổng mức đầu tư, Tổng dự toán tăng nhiều lần so với dự kiến ban đầu.

- Tình trạng tiêu cực trong công tác đấu thầu còn diễn ra phổ biến, nhiều trường hợp đấu thầu chỉ là hình thức, thực ra các nhà thầu đã thông thầu với nhau, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu. Nhiều trường hợp nhà thầu nhận thầu bằng mọi giá kể cả giảm giá gói thầu lên đến 35% so với dự toán hoặc giá mời thầu. Khi thi công thì tìm mọi cách bớt xén vật liệu, thay đổi chủng loại vật tư, phổ biến là làm tăng khối lượng phát sinh để trình duyệt đơn giá mới.

- Quá trình thực hiện một số nơi còn sai phạm do các CĐT, BQLDA năng lực còn hạn chế, một số dự án đầu tư có khối lượng thực hiện nhưng chưa đủ thủ tục thanh toán do CĐT và nhà thầu ký kết hợp đồng tổ chức thi công xây dựng trước khi thiết kế kỹ thuật- tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc dự án chưa đủ thủ tục khởi công xây dựng theo quy định nhưng CĐT vẫn tổ chức khởi công xây dựng.

- Trách nhiệm quyết toán và phê duyệt quyết toán dự án công trình hoàn thành thuộc về CĐT và cơ quan Tài chính và UBND huyện, xã. Thực tế, trong thời gian qua nhiều dự án công trình đã hoàn thành nhưng chưa được phê duyệt quyết toán. Nguyên nhân của việc chậm phê duyệt quyết toán dự án,

công trình hoàn thành do hồ sơ pháp lý của dự án còn thiếu, chưa đảm bảo; công tác thẩm tra dự án để trình phê duyệt quyết toán của cơ quan Tài chính còn chậm; năng lực quản lý dự án của cán bộ cấp xã còn yếu. Nhiều dự án, công trình sau khi hoàn thành thì thay đổi trưởng BQLDA hoặc chủ tịch UBND huyện, xã cũng gây khó khăn trong việc thẩm tra phê duyệt quyết toán…

- Mặc dù Chính phủ, các Bộ và địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng, nhưng vẫn chưa đây đủ và chưa có chế tài đủ mạnh để hạn chế sự vi phạm của các tổ chức, đơn vị và các cá nhân tham gia quản lý và thực hiện đầu tư và xây dựng, nhất là các đơn vị quản lý các dự án sử dụng vốn NSNN. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật chung chung, không cụ thể rõ ràng, còn có những nội dung mâu thuẫn với nhau làm cho đối tượng thực hiện gặp nhiều khó khăn. Điển hình như hiện nay có một số Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng cùng hướng dẫn về mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhưng có nhiều nội dung khác nhau, gây khó khăn cho người thực hiện và cơ quan kiểm soát thanh toán.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

- Chất lượng kiểm soát TTVĐT của các GDV chưa đồng đều do trình độ trình độ chuyên môn, trình độ năng lực của từng người khác nhau; việc thực hiện nguyên tắc “một cửa một giao dịch viên” tuy có nhiều ưu điểm về cải cách TTHC nhưng cũng có nhược điểm là phân đều nhiệm vụ kiểm soát TTVĐT cho các kế toán viên trước đây chỉ thực hiện kiểm soát chi thường xuyên nên chất lượng kiểm soát chưa cao; một số cán bộ còn giải quyết công việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm, chưa nắm bắt cơ chế, chế độ mới, giải quyết công việc còn chậm về thời gian theo quy định tại Quy trình kiểm soát

TTVĐT.

- Cơ chế ‘‘chuyển đổi vị trí công việc“ trong ngành Kho bạc hiện nay là tiến bộ, tránh cho một người không đảm nhận công việc quá lâu ở một vị trí, thực hiện phương châm “giỏi một việc, biết nhiều việc“. Tuy nhiên, cũng bộc lộ hạn chế là thường xuyên thay đổi vị trí GDV (hiện nay không quá 03 năm đối với GDV) sẽ dẫn đến thay đổi quản lý dự án mới, CĐT, BQLDA mới sẽ gây mất thời gian để tiếp cận và xử lý hồ sơ mới.

- Chương trình quản lý vốn đầu tư ĐTKB_LAN và báo cáo tình hình TTVĐT THBC-ĐTKB_LAN áp dụng tại KBNN Tư Nghĩa đã phát huy được hiệu quả nhưng chưa hoà nhập được với hệ thống TABMIS của KBNN; chương trình còn bị lỗi và kết xuất số liệu báo cáo chưa được chính xác; mỗi khi có hồ sơ, chứng từ thanh toán GDV phải nhập đến ba chương trình rất mất thời gian.

- Do quy trình kiểm soát TTVĐT còn một số bất cập, đồng thời chưa điều chỉnh kịp thời khi có những thay đổi về cơ chế chính sách mới. Một số cán bộ thanh toán còn chưa chấp hành nghiêm túc những quy định trong quy trình.

- Do đặc thù riêng có của XDCB nên hồ sơ thanh toán thường được các CĐT, BQLDA tập hợp với khối lượng lớn gửi đến Kho bạc để kiểm soát thanh toán vào thời điểm 31/12 hàng năm và 31/01 năm sau. Vấn đề này có thể do những nguyên nhân khách quan gây nên đối với CĐT, nhưng cũng không loại trừ trường hợp do ý thức chủ quan của CĐT nhằm tránh sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan kiểm soát chi. Với số lượng hồ sơ, chứng từ tập trung rất nhiều vào cùng thời điểm sẽ gây áp lực rất lớn cho cán bộ kiểm soát thanh toán, từ đây dẫn đến trình trạng hồ sơ, chứng từ chỉ kiểm soát qua loa, không đảm bảo chất lượng và khó đáp ứng được thời gian của quy trình quy định. Tuy nhiện, KBNN Tư Nghĩa với tinh thần trách nhiệm cao, với phương châm không để mất vốn của CĐT, đảm bảo thanh toán đầy đủ cho các nhà

thầu theo quy định, các GDV Kho bạc không kể ngày, đêm làm thêm giờ để xử lý công việc, nhất quyết không để trường hợp hồ sơ chứng từ đủ điều kiện thanh toán nhưng không được giải ngân.

Nhìn chung, công tác KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN

Tư Nghĩa có thể đánh giá là thành công, tuy nhiên, không tránh khỏi những tồn tại do những nguyên khách quan và chủ quan đã nêu trên. Bởi vậy, ngành Kho bạc cần phải rà soát, kiến nghị, phối hợp chấn chỉnh kịp thời những bất cập nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong những năm đến; duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của hệ thống, hoàn thiện và thể chế hoá các chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức KBNN phù hợp với xu hướng cải cách nền hành chính quốc gia và quản lý tài chính công; trong thời kỳ đổi mới phải quản lý toàn diện, tập trung, theo quy trình khoa học các nguồn lực tài chính quốc gia phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Tóm tắt Chương 2

Trong Chương này học viên đã khái quát chung về sự ra đời, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Tư Nghĩa, đồng thời đi sâu vào phân tích thực trạng về công tác KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN Tư Nghĩa trong giai đoạn 2017 - 2019 qua các mặt: cơ sở pháp lý, tình hình thực hiện quy trình kiểm soát TTVĐT, kết quả kiểm soát , tình hình từ chối thanh toán… Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và rút ra nguyên nhân chủ yếu như: nguyên nhân khách quan, chủ quan. Từ đó, có luận cứ đề xuất giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả KSC đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Tư Nghĩa trong thời gian đến.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

TƯ NGHĨA

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGUỒN vốn NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước (Trang 67 - 73)