KẾT LUẬN CHƯƠN G

Một phần của tài liệu 089 GIẢI PHÁP QUẢN lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH hà NỘI,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 108 - 110)

C i: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm của khoản nợ thứ i;

b. Tài trợ từ bên ngoà

KẾT LUẬN CHƯƠN G

Ở chuơng này, sau khi rút ra những thành tựu, tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân của tồn tại, tác giả đua ra một số giải pháp có thể áp dụng đuợc đối với tình hình thực tế của CN. Truớc hết đối với các giải pháp phịng ngừa nợ xấu có thể

áp dụng như: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nội tại của CN; Lựa chọn KH để cấp tín dụng một cách chính xác thông qua việc xếp hạng tín dụng đối với KH; Chấp hành đúng quy trình tín dụng.. .Để phòng ngừa nợ xấu thì cần thiết phải có một cơ cấu tín dụng hợp lý kết hợp với việc phân tán rủi ro. Tuy nhiên rủi ro là không thể không xuất hiện trong bất kỳ hoàn cảnh và hoạt động kinh doanh nào, do vậy cần phải có các giải pháp để xử lý rủi ro khi đã phát sinh thành nợ xấu. CN cần có bộ phận giám sát hoạt động kinh doanh của KH, để phát hiện kịp thời nợ xấu để chủ động xử lý. Để thu hồi tối đa nợ cần phải đa dạng các phương thức xử lý vừa cương vừa nhu phù hợp với thái độ và ý chí trả nợ của KH. Ngồi ra có thể áp dụng một giải pháp mới là chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp đối với các doanh nghiệm có tiềm lực. Bên cạnh đó để các giải pháp này đạt hiệu quả, cần thiết phải có sự hợp tác, hỗ trợ từ phía Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng TMCP An Bình. Chính Phủ có thể tạo điều kiện cho các NHTM khi hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động NH, luật pháp hóa các quy định về an toàn trong hoạt động NH, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện hạch toán đúng quy định, đảm bảo số liệu trung thực để giúp các NHTM có thơng tin chính xác về KH. Đối với NHNN, là cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, NHNN cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động của NHTM, thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển. Là chi nhánh của hệ thống ABBank, CN Hà Nội cùng với các chi nhánh khác cũng cần có sự hỗ trợ của ngân hàng mẹ, đó có thể là các thông tin, các đáng giá về khách hàng từ Trung tâm phịng ngừa rủi ro, là chính sách lương thưởng hậu hĩnh xứng đáng với thành quả lao động của cán bộ hay việc hồn thiện các quy trình, văn bản quy định về quản lý và phòng ngừa rủi ro, nợ xấu, làm kim chỉ nam cho hoạt động của các chi nhánh.

KẾT LUẬN

Quản lý nợ xấu trong hoạt động ngân hàng nhằm làm tăng chất luợng các dự án vay, các khoản vay, tăng tính thanh khoản,giảm chi phí hoạt động, tăng thu nhập, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng trong điều kiện ngành ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung hội nhập ngày càng sâu với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu chua có điểm dừng, thì cơng tác quản lý nợ xấu lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, trở thành vấn đề cấp thiết, xuyên suốt trong mục tiêu hoạt động quản lý ngân hàng nói chung và Ngân hàng Thuơng mại Cổ phần AN BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘI nói riêng.

Luận văn nghiên cứu sâu thực trạng và nguyên nhân phát sinh nợ xấu cũng nhu công tác quản lý nợ xấu của ABBank Ba Đình. Qua đó, tác giả chỉ ra những kết quả đạt đuợc và những hạn chế cần đuợc khắc phục. Căn cứ vào định huớng, mục tiêu phát triển của ABBank trong giai đoạn phát triển tới, các giải pháp cụ thể để hạn chế rủi ro, nâng cao chất luợng tín dụng, giảm nợ xấu và xử lý nợ xấu đuợc mạnh dạn đua ra để Chi nhánh Hà Nội có thể áp dụng. Bên cạnh đó, nằm ngồi quyền kiểm sốt, quyết định của Chi nhánh, nhằm hỗ trợ hoạt động tín dụng phát triển theo huớng bền vững các kiến nghị cũng đuợc đề xuất với các cơ quan hữu quan (Chính phủ, NHNN, ABBank) và với khách hàng. Các đề xuất này khơng nhằm ngồi mục đích tạo điều kiện để Chi nhánh có thể thực hiện tốt các giải pháp đuợc đua ra.

Đề tài đuợc thực hiện trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nợ xấu trong hoạt động của Ngân hàng Thuơng mại Cổ phần AN BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘI mà tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu và tích lũy đuợc. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian có hạn và khả năng nắm bắt về lý thuyết và thực tiễn trong môi truờng kinh doanh liên tục thay đổi nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Bởi vậy, tác giả rất mong đuợc sự góp ý của các thầy cơ và các bạn quan tâm đến đề tài này để luận văn đuợc hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu 089 GIẢI PHÁP QUẢN lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH hà NỘI,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w