Kiến nghị với Ngân hàng TMCP An Bình

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 92 - 122)

Hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng cá nhân

Quy trình cấp tín dụng hiện nay của ABBank thì các Chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ khách hàng, thẩm định khách hàng, nếu khoản vay thuộc thẩm quyền của chi nhánh thì sẽ phê duyệt tại chi nhánh, nhưng khoản vay vượt thẩm quyền chi nhánh sẽ phải chuyển toàn bộ hồ sơ của khách hàng về trung tâm phê duyệt tín dụng tại hội sở để tái thẩm định và ra quyết định cho vay cuối cùng.

Để công tác thẩm định tín dụng cá nhân chặt chẽ hơn thì ABBank cần ban hành các văn bản, quy định về công tác thẩm định chi tiết, rõ ràng hơn, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong từng khâu thẩm định để nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, từng phòng ban hơn nữa trong việc thẩm định khách hàng.

Luôn cập nhật hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng

Trong xã hội hiện nay, công nghệ thông tin chiếm một phần rất quan trọng và là yếu tố giúp tạo nên sự khác biệt và thành công của các ngân hàng trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ mới hay các tính năng công nghệ mới của Ngân hàng. Không những hạn chế được các rủi ro phát sinh trong quá trình tác nghiệp của các cán bộ nhân viên mà công nghệ thông tin còn hỗ trợ cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra và giám sát của ngân hàng. Vì vậy, việc không ngừng đổi mới và cập nhật công nghệ ngân hàng là vô cùng

quan trọng và cần thiết.

- Để quá trình thu thập thông tin thẩm định khách hàng của cán bộ thẩm định được chính xác và nhanh chóng ABBank cần gia tăng phân quyền tra cứu thông tin cho các cán bộ thẩm định phục vụ mục đích tìm kiếm dữ liệu thông tin về khách hàng vay vốn.

Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban hội sở và Chi nhánh

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban hội sở và Chi nhánh như giữa phòng phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân, phòng pháp chế, phòng tái thẩm định và một số phòng ban có liên quan đến hoạt động tín dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Chi nhánh cũng như hạn chế rủi ro cho công tác thẩm định tín dụng đòi hỏi phải có sự. Cụ thể như sau:

- Đối với các sản phẩm tín dụng, các chương trình ưu đãi hay các chính sách ưu tiên của từng sản phẩm tín dụng, Phòng phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân cần hướng dẫn chi tiết, cập nhật thường xuyên các sản phẩm tín dụng mới hoặc các chương trình ưu đãi mới đối với các đối tượng khách hàng. Ngoài ra, các văn bản, quy định đã hết hiệu lực cần được loại bỏ khỏi hệ thống văn bản của Ngân hàng để các cán bộ tại Chi nhánh dễ dàng tìm kiếm, khai thác các thông tin và nắm bắt các quy định về sản phẩm hơn.

- Liên quan đến các vấn đề về văn bản pháp lý của bất động sản, động sản,….hay các hợp đồng liên kết ba bên giữa chủ đầu tư, người vay vốn và ngân hàng trong cho vay mua nhà dự án,…Phòng pháp chế cần tư vấn cho Chi nhánh khi cán bộ thẩm định nghi ngờ có nội dung vi phạm pháp luật,… Như vậy sẽ giảm thiểu được rủi ro về mặt pháp lý của các chứng từ, hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp

Đẩy mạnh công tác dự báo và tuyển dụng nguồn nhân lực cũng như đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

luôn là vấn đề cần được quan tâm để kịp thời bổ sung các nhân lực còn thiếu cho các chi nhánh, nhất là đối với vị trí cán bộ thẩm định, việc thiếu nhân sự lâu sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tại Chi nhánh.

- Đối với bộ phận tuyển dụng của Ngân hàng ABBank cần đảm bảo tuyển đúng người, đúng vị trí, đủ năng lực và kỹ năng đối với nghiệp vụ thẩm định khách hàng.

- Không chỉ đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ nhân viên mà đối với các cấp lãnh đạo cũng cần được quan tâm mở các khóa đào tạo về quản lý rủi ro hay quản trị nhân lực một cách chuyên sâu. Nhất là đối với nghiệp vụ thẩm định khách hàng thì ngoài các khóa đào tạo ABBank cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm trao đổi kinh nghiệm về hoạt động cho vay và thẩm định khách hàng cá nhân. Qua đó sẽ giúp các cán bộ nhân viên có cái nhìn khách quan hơn và trau dồi các kỹ năng về hoạt động thẩm định khách hàng cá nhân góp phần hạn chế được rủi ro tín dụng cho chi nhánh nói riêng và cho ABBank nói chung.

- ABBank cần lập kế hoạch đào tạo đối với các cán bộ nhân viên thông qua các kỳ thi đánh giá chuyên môn nghiệp vụ để sàng lọc cán bộ đáp ứng được yêu cầu đối với công việc và chức danh phân công.

- Nhằm tạo động lực phát triển các kỹ năng chuyên môn và trách nhiệm của các cán bộ nhân viên, ABBank cần ban hành các quy chế thưởng phạt rõ ràng. Có như vậy, việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Ngân hàng và phát triển bản thân của cán bộ nhân viên ABBank mới ngày càng được nâng cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã đưa ra được một số các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ABBank – Chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, với các kiến nghị mà tác giả đã đề xuất đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển công tác thẩm định tín dụng, quản trị được rủi ro phát sinh trên toàn hệ thống NHTM nói chung và ABBANK - Chi nhánh Hà Nội nói riêng.

KẾT LUẬN

Đứng trước áp lực nền kinh tế được dự báo sẽ có nhiều thách thức hơn trong năm 2019, đặc biệt là các diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, tăng trưởng tín dụng dự báo sẽ duy trì tương đương với mức tăng trưởng trong năm 2018. Với mục tiêu kiểm soát quy mô tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra cho năm 2019 sẽ không cao hơn nhiều so với năm 2018 và tiếp tục ưu tiên cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất nhập khẩu,…và giám sát cấp tín dụng đối với các nghành tiềm ẩn nhiều rủi ro như: bất động sản, tài chính ngân hàng sẽ chặt chẽ hơn. Điều này đòi hỏi, việc đi đôi với phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng cần xây dựng quy trình quản lý một cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành.

Chính vì vậy, các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay đều hướng tới việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ trong đó có hoạt động cho vay khách hàng cá nhân . Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong việc vay vốn, các ngân hàng luôn phải đa dạng hóa thêm sản phẩm tư vấn phát hành, tư vấn tài chính, các giao dịch trung gian,… nhưng phải giám sát và quản lý chặt chẽ để tối ưu hóa lợi nhuận cho ngân hàng, mặt khác phải đảm bảo tính thanh khoản và tỷ lệ an toàn mà vẫn tuân thủ đúng các quy định của Ngân hàng đặt ra. Như vậy, việc xây dựng quy trình quản lý các hoạt động của Ngân hàng không thể không kể đến quy trình thẩm định tín dụng khách hàng để kiểm soát được những rủi ro phát sinh không lường trước trong quá trình cấp tín dụng. Bởi vì đây là một trong những quy trình quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế luôn biến động như hiện nay.

Nắm bắt được bối cảnh nền kinh tế biến động như vậy, toàn bộ hệ thống ABBank nói chung và ABBank - Chi nhánh Hà Nội nói riêng đều chú trọng đến việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng cá nhân. Tuy hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân còn chưa đem lại hiệu quả cao và còn bất cập nhưng với các chính sách và quy định mà ABBank đã

đưa ra một phần nào cũng đã giảm thiểu được rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cấp tín dụng tại ABBank nói chung và ABBank – Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Luận văn với đề tài “Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội” đã phân tích và đánh giá được thực trạng công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ABBank – Chi nhánh Hà Nội, với những kết quả mà Chi nhánh đạt được trong công tác thẩm định tín dụng cá nhân, những vấn đề còn tồn tại và phân tích nguyên nhân của những vấn đề đó. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân tại ABBank – Chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới cũng như những kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước nói chung và Ngân hàng TMCP An Bình nói riêng.

Nhìn chung, thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội còn nhiều hạn chế và những giải pháp mà em đưa ra, hy vọng sẽ giúp ích được cho Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Hà Nội trong việc khắc phục nhược điểm của công tác thẩm định tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng đối với các khách hàng cá nhân và phát triển được quy trình thẩm định tín dụng ngày một chặt chẽ nhằm hạn chế được các phát sinh không tốt ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tương lai.

Do giới hạn về thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn nên luận văn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, kính mong Hội đồng khoa học, các bạn đọc đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

1. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến(2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội;

2. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến(2013), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội;

3. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình ngân hàng thương mại. NXB Thống kê, Hà Nội;

4. GS,TS. Nguyễn Văn Tiến(2012), Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội;

5. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội;

6. Peter Rose (2004), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội;

7. TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê;

8. TS. Hồ Diệu (2001), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê; 9. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Hồng Đức, Hà Nội;

10. Quốc hội (2010), Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội;

11. Báo cáo thường niên của ABBank năm 2016, 2017, 2018;

12. Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBank Chi nhánh Hà Nội năm 2016,2017,2018;

13. Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2007), Phát triển dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội;

14. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Kỷ yếu hội thảo khoa học, NXB Phương Đông;

15. Nghị quyết đại hội lần thứ 8 Đảng cộng sản Việt Nam họp từ 28 tháng 6 đến 1 tháng 7 năm 1996;

16. Tạp chí ngân hàng, thời báo ngân hàng các năm 2015, 2016, 2017, 2018;

TRẦN THỊ A TẠI ABBANK - CHI NHÁNH HÀ NỘI

BÁO CÁO THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG

(V/v Cho vay dài hạn đối với khách hàng cá nhân TRẦNTHỊ A) Kính trình: Ban Giám đốc ABBank – Chi nhánh Hà Nội I. GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG

Họ và tên TRẦN THỊ A

1. Ngày sinh 05/07/1975 Giới tính: Nữ 2. Giấy

CMND

012178069 do Công an Hà Nội cấp ngày 10/06/2001 3. Người

đồng vay (chồng)

VŨ VĂN B

4. Ngày sinh 20/05/1970 Giới tính: Nam 5. Giấy

CMND

011254284 do Công an Hà Nội cấp ngày 14/09/2006 6. Hộ khẩu

thường trú

Số nhà 50, Ngõ 80 Phố Ngọc Lâm, Phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Hà Nội

7. Địa chỉ hiện tại

Số nhà 50, Ngõ 80 Phố Ngọc Lâm, Phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Hà Nội

Quyền sở hữu của khách hàng đối với nơi cư trú:

Thuộc sở hữu của Khách hàng vay

□ Thuộc sở hữu của bố/mẹ/anh/chị/em ruột □ Đi thuê 9. Thời gian cư trú □ Dưới 6 tháng □ Từ 6 tháng - dưới 1 năm  Trên 1 năm 10. Điện thoại  ĐT cố định :  Di động :

□ Không sử dụng điện thoại. □ Email: tranthia@gmail.com

học vấn ĐH CĐ 12. Tình trạng hôn nhân  gia đình □ Ly hôn □ Độc thân □ Khác 13. Tình trạng nghề nghiệp Ngành nhề

h Trưởng phòng Xuất nhập khẩu – Công ty CP Xuất nhập khẩu ABC KH thuộc nhóm □ Không có việc làm □ Hưởng lương hưu □ Lao động phổ thông □ LĐ được đào tạo ngành nghề  Cán bộ, chuyên viên □ Điều hành SXKD nhỏ □ Khác Thời gian cônác □ Dưới 01 năm □ Trên 01 năm đến dưới 03 năm  Trên 03 năm

14. Mô tả hoạt động tạo thu nhập của khách hàng. - Tổng thu nhập cá nhân (Mức thu nhập triệu VNĐ/thá ng)> 10 □ > 5 và <= 10 □ > 3 và <= 5 □ >2 và <=3 □ > 1 và <= 2 □ <1 - Số người sống □ 0 ngườ i 1 người □ 2 người

i - Thu nhập còn lại sau khi trừ chi tiêu hàng tháng(tr VNĐ) □ <=1 □ >1 và <= 2 □ >2 và <= 3 □ >3 và <= 5 □ >5 và <= 10 > 10

18. Tài sản thuộc quyền sở hữu - Bất động

sản

01 BĐS tại Số nhà 50, Ngõ 80 Phố Ngọc Lâm, Phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Hà Nội

- Phương tiện, động sản

□ Phương tiện giao thông công cộng

Xe gắn máy

□ Ô Tô □ Các phương tiện khác - DN sở hữu Không - Tài sản khác Không - Tổng giá trị TS sở hữu (triệu VNĐ) □ <=500 □ >500 và <=1.000 □ >1.000 và <=2.000 >2.000 và <= 3.000 □ >3.000và <=5.000 □ > 5.000 20. Đối tượng khách hàng

□ Không được cho vay theo Luật các TCTD, quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà Nước và của ABBank

□ Hạn chế cho vay theo Luật các TCTD, quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà Nước và của ABBank

Thuộc đối tượng cho vay theo quy định của pháp luật và của ABBank.

21. Giao dịch tại

22. Uy tín trong quan hệ tín dụng với các TCTD □ Chưa quan hệ tín dụng □ Đã phát sinh nợ quá hạn □ Đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ  Trả nợ gốc và lãi đúng hạn 23. Các khoản nợ vay tại TCTD (triệu VNĐ) □ Chưa quan hệ □ <=100 >100 và <= 300 □ >300 và <= 500 □ >500 và <= 1.000 □ > 1.000

Nhu cầu giao dịch khác với ABBank: Giao dịch tài khoản thanh toán cá nhân, tiền gửi tiết kiệm …

trú tại Số nhà 50, Ngõ 80 Phố Ngọc Lâm, Phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Hà Nội. Quá trình công tác của Bà A như sau: Bà A tốt nghiệp trường Đại học Ngoại giao năm 1999, đã từng công tác tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và nhiều doanh nghiệp nước ngoài trước khi bắt đầu làm việc tại Công ty Xuất nhập khẩu ABC vào năm 2008. Bà A hiện là Trưởng phòng Xuất nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu ABC. Như vậy quá trình công tác của Bà A

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 92 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w