Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 29 - 33)

Quy trình thẩm định tín dụng

“Quy trình thẩm định tín dụng của ngân hàng là văn bản hướng dẫn và phân rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận liên quan đến quá trình thẩm định khách hàng tại ngân hàng về việc thực hiện các bước đánh giá sơ

bộ, thu thập thông tin làm cơ sở phân tích đánh giá khách hàng từ đó đưa ra các kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ sau khi cho vay”.

Các ngân hàng hiện nay đều xây dựng và ban hành quy trình thẩm định tín dụng phù hợp với từng mô hình, cách thức tổ chức thẩm định của từng ngân hàng. Nhưng về cơ bản quy trình thẩm định tín dụng của các ngân hàng đều gồm 5 bước:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ tư vấn các sản phẩm phù hợp với mục đích vay vốn của khách hàng. Khách hàng sẽ cung cấp hồ sơ vay vốn theo danh mục hồ sơ quy định của ngân hàng tương ứng với từng sản phẩm vay vốn mà khách hàng lựa chọn.

- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vay vốn và thu thập các thông tin

Các bộ tín dụng/thẩm định kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp. Sau đó, thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng phục vụ công tác thẩm định từ nhiều nguồn khác nhau như tra thông tin CIC, đi thẩm định thực tế, tìm hiểu về khách hàng qua đối tác, người thân, người bảo lãnh của khách hàng,…

- Bước 3: Thẩm định tín dụng

Cán bộ tín dụng/thẩm định sẽ thẩm định tư cách pháp lý, mục đích vay vốn, khả năng tài chính, tài sản bảo đảm và ước lượng rủi ro của khách hàng. Kiểm tra và đối chiếu lại toàn bộ hồ sơ khách hàng cung cấp so với thực tế đi thẩm định khách hàng để phân tích và đánh giá khách hàng một cách khách quan nhất nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

- Bước 4:Lập tờ trình thẩm định

Tờ trình thẩm định thể hiện rõ các thông tin chi tiết về khách hàng và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Cuối cùng là đánh giá khách hàng và kết luận về việc cấp tín dụng cho khách hàng như: số tiền cho vay, thời hạn cấp tín dụng, lãi suất áp dụng, phương thức trả nợ,… các rủi ro và biện pháp đề phòng rủi ro trong quá trình vay vốn của khách hàng. Sau đó trình các cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt.

- Bước 5: Xem xét cấp tín dụng cho khách hàng

Căn cứ vào tờ trình thẩm định của Phòng Khách hàng cá nhân, các cấp có thẩm quyền xem xét đưa ra quyết định có đồng ý cấp tín dụng cho khách

hàng hay không và các điều kiện yêu cầu khách hàng cam kết thực hiện trước và sau khi giải ngân như thế nào.

Tổ chức thực hiện thẩm định khách hàng tại các ngân hàng

Về nguyên tắc tổ chức thực hiện công tác thẩm định tín dụng:

Thứ nhất, các ngân hàng cần quy định rõ ràng trách nhiệm của các cá nhân và phòng ban tham gia vào công tác thẩm định khách hàng. Tránh quy định chung chung, không rõ ràng dẫn đến việc thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ của mình gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng.

Thứ hai, các ngân hàng cần phân quyền phán quyết tín dụng cho từng Chi nhánh theo giá trị khoản vay, theo ngành nghề kinh doanh, mục đích vay vốn của khách hàng,… cho từng quy mô của chi nhánh và phòng giao dịch.

Thứ ba, các ngân hàng cần định kỳ kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến công tác thẩm định tín dụng của khách hàng.

Về cơ cấu tổ chức công tác thẩm định: các ngân hàng ở nước ta hiện nay đang áp dụng một trong ba mô hình thẩm định chính là mô hình thẩm định phân tán, mô hình thẩm định tập trung và mô hình vừa tập trung vừa phân tán.

Thứ nhất, mô hình phân tán: “là mô hình mà tại đó công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng được thực hiện tại các Chi nhánh và phòng giao dịch trong thẩm quyền phán quyết của từng chi nhánh”.

Thứ hai, mô hình tập trung: “là mô hình mà toàn bộ công tác thẩm định được thực hiện và phê duyệt tại Chi nhánh và phòng giao dịch đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ về Trung tâm phê duyệt tín dụng tại hội sở. Hoặc toàn bộ công tác thẩm định tín dụng được thực hiện và phê duyệt tại trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng hội sở, Chi nhánh và phòng giao dịch chỉ là kênh bán hàng và là đầu mối liên hệ trực tiếp với khách hàng để tư vấn, thu thập hồ sơ của khách hàng”.

Thứ ba, mô hình vừa tập trung vừa phân tán: “là mô hình mà tại đó Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định khách hàng và làm tờ trình thẩm định khách hàng. Với một số món vay trong thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh thì Chi nhánh sẽ tự phê duyệt và làm các thủ tục giải ngân theo quy định của ngân hàng. Với những món vay vượt thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh, Chi nhánh sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ khách hàng, tờ trình thẩm định khách hàng của Chi nhánh về Trung tâm phê duyệt tín dụng tại hội sở để tiến hành thẩm định và phê duyệt khoản vay”.

1.4. CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 29 - 33)

w