Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 77 - 83)

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ thẩm định đang ngày được trẻ hóa với ngoại hình đẹp hơn, năng động, nhiệt huyết với công việc hơn nên kỹ năng bán hàng có thể rất tốt nhưng kinh nghiệm về thẩm định tín dụng còn chưa được nhiều. Chính vì vậy, khi thu thập hồ sơ khách hàng họ mất nhiều thời gian và còn thụ động khi khai thác thông tin từ khách hàng. Hơn nữa khả năng phân tích và đánh giá khách hàng cũng như chọn lọc các thông tin về khách hàng còn kém dẫn đến việc hồ sơ trình lên Trung tâm phê duyệt tín dụng hội sở bị từ chối nhiều gây mất thời gian cho khách hàng và Ngân hàng

Thứ hai, Ban lãnh đạo Chi nhánh chưa sát sao trong việc giám sát và đôn đốc cán bộ thẩm định trau dồi, nâng cao năng lực kinh nghiệm trong công việc, vẫn còn tình trạng hô hào xong để đấy, các phòng ban đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, các báo cáo hàng tháng và định kỳ còn mang tính hình thức chưa đi sát với thực tế. Do vậy còn nhiều bất cập trong khâu tổ chức thẩm định tín dụng tại Chi nhánh.

Thứ ba, theo quy định về thời gian thẩm định một khách hàng vay vốn tại Chi nhánh không vượt quá 24 giờ làm việc. Tuy nhiên thực tế, Chi nhánh thực hiện còn chưa được chuẩn do nhiều yếu tố tác động, ví dụ như thời điểm cán bộ thẩm định đang thiếu nhân sự, số lượng hồ sơ nhiều dẫn đến không sắp xếp được thời gian thẩm định khách hàng sớm. Mặt khác, đối với các hồ sơ trình Trung tâm phê duyệt tín dụng, phải luân chuyển qua nhiều bộ phận, nhiều phòng ban dẫn đến dễ thất thoát hồ sơ và kéo dài thời gian thẩm định của khách hàng gây khó chịu cho khách hàng, thậm chí có nhiều khách hàng đã từ chối vay vốn do thời gian chờ đợi quá lâu.

Thứ tư, tại chi nhánh nhiều trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định đã xuống cấp. Cán bộ thẩm định mất nhiều thời gian để tra cứu thông tin khách

hàng như các thông tin liên quan đến lịch sử tín dụng của khách hàng tại ABBank, hay các thông tin về giao dịch tài khoản, tiết kiệm của khách hàng, … đều phải thông qua bộ phận dịch vụ khách hàng để tra cứu ảnh hưởng tới thời gian thẩm định khách hàng.

Thứ năm, cán bộ thẩm định đang sử dụng ba nguồn chính để phân tích và đánh giá khách hàng là thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, thông tin do chính khách hàng cung cấp và do các cán bộ khách hàng tự thu thập được thông qua quá trình thẩm định thực tế khách hàng như sổ sách, hóa đơn bán hàng, hợp đồng lao động, sao kê lương,….Đôi khi các giấy tờ, hóa đơn khách hàng cung cấp là chứng từ đã chỉnh sửa hoặc hợp đồng lao động và xác nhận lương là do công ty người thân xác nhận nên độ tin cậy không cao. Ngay cả thông tin do CIC cung cấp cũng chưa cập nhật về tình trạng vay vốn của khách hàng do ngân hàng chậm cung cấp thông tin cho CIC, hoặc CIC không thể hiện các khoản vay của khách hàng tại các Quỹ tín dụng nhân dân… Do vậy, chất lượng nguồn thông tin các cán bộ thẩm định sử dụng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của công tác thẩm định tín dụng và quyết định cho vay của Chi nhánh.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hiện nay có nhiều thủ đoạn lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng ngày càng trở nên tinh vi hơn, các hành vi đó có thể xuất phát từ chính khách hàng hoặc có thể do khách hàng cấu kết với cán bộ ngân hàng. Khách hàng có thể cố tình không cung cấp đầy đủ hoặc cung cấp các thông tin sai lệch như các thông tin về pháp lý, tài chính, tài sản bảo đảm cũng như mục đích vay vốn nhằm đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, hoặc khách hàng vay hộ, vay ké, làm giả các giấy tờ chứng minh mục đích sai với thực tế và dùng vốn vay ngân hàng vào mục đích khác, hay làm giả giấy tờ chứng minh thu nhập như kê khai tăng mức lương được nhận, làm giả hợp đồng lao động,

hoặc sao kê tài khoản ngân hàng…Vì vậy, các cán bộ thẩm định cần có các kỹ năng, nghiệp vụ của mình đã phát hiện ra các trường hợp như vậy, đồng thời từ chối cho vay đối với các khách hàng này. Tuy nhiên, vẫn còn một số các trường hợp vẫn được chấp thuận cho vay, khiến cho rủi ro từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng cũng tăng lên.

Thứ hai, môi trường kinh tế xã hội:

- Môi trường kinh tế: nền kinh tế chính trị xã hội nước ta trong vài năm gần đây phải đối mặt với các vấn đề về lạm phát tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tăng trưởng có xu thế giảm xuống thấp, sự biến động của thị trường bất động sản,…. ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói chung và của ABBank – Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Hiện nay, tại chi nhánh có phát sinh một số khoản vay có tài sản bảo đảm là bất động sản nhưng bị quá hạn trả nợ và không thu hồi được vốn từ thị trường bất động sản do ảnh hưởng từ sự biến động của bất động sản trong thời gian gần đây. Hay trong lĩnh vực xây dựng có thời điểm biến động mạnh dẫn đến các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, các hộ kinh doanh kinh doanh vật liệu xây dựng không thu hồi được công nợ, các cá nhân công tác tại các công ty về xây dựng cũng thường xuyên bị chậm lương,…dẫn đến khách hàng bị chậm thanh toán nợ gốc và lãi với Ngân hàng,…Như vậy, Ngân hàng không thể lường trước được các tác động của kinh tế vĩ mô đến khả năng trả nợ của khách hàng để có các biện pháp hạn chế được rủi ro ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

- Môi trường chính trị, xã hội: gồm các yếu tố về thói quen tiêu dùng, an sinh xã hội, trình độ dân trí,… Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng còn hạn chế nên cán bộ thẩm định phân tích các yếu tố này mức độ chính xác không cao, dẫn tới chất lượng thẩm định tín dụng không được chuẩn.

Thứ ba, môi trường pháp lý: Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng vẫn đang trong quá trình xây dựng và chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy đã gây ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống các văn bản, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và các văn bản, quy định về hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân của ngân hàng nói riêng. Đặc biệt, hiện nay chưa có văn bản quy định chung về hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng nên đã xảy ra tình trạng mỗi ngân hàng xây dựng hệ thống chấm điểm riêng mà không hề có sự thống nhất hay theo một quy định bắt buộc nào.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã hoàn thành một số nội dung sau:

- Khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của ABBank - Chi nhánh Hà Nội;

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng KHCN tại ABBank - Chi nhánh Hà Nội.

- Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tín dụng KHCN tại ABBank - Chi nhánh Hà Nội

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ABBank - Chi nhánh Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ABBank - Chi nhánh Hà Nội ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH – CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.1.1.Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình- Chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới

Khi nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh đi đôi với sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại hiện nay, ABBank với định hướng thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt nhằm đạt được mục tiêu về quy mô và trở thành một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu vào năm 2020 theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Để đạt được những mục tiêu đó, ABBank đặt trọng tâm vào hai mục tiêu cơ bản là:

- Tập trung phát triển tăng trưởng tín dụng và huy động đối với hai phân khúc khách hàng chủ chốt là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Củng cố hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống phê duyệt, hệ thống quản lý, xử lý và thu hồi nợ có vấn đề, đồng thời hoàn thiện hệ thống mô hình tổ chức, hệ thống bán hàng và dịch vụ, không ngừng phát triển hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến đảm bảo phục vụ tốt quá trình phát triển nhanh của các hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ.

Trong thời gian tới, ABBank – Chi nhánh Hà nội đã xây dựng một số định hướng chính nhằm hoàn thành tốt chỉ tiêu hoạt động kinh doanh mà ABBank giao phó Chi nhánh, cụ thể như sau:

Thứ nhất, phát triển hoạt động huy động vốn, đa dạng hóa các nguồn vốn ổn định của các khách hàng cá nhân. Phát triển khách hàng cá nhân mới tập trung vào các khu văn phòng, tòa nhà khu dân cư xung quanh địa bàn Chi

nhánh và phòng giao dịch trực thuộc họat động đi đôi với chăm sóc giữ chân các khách hàng đã từng sử dụng các dịch vụ của ABBank.

Thứ hai, đẩy mạnh tập trung phát triển cho vay có tài sản bảo đảm, đặc biệt đối với phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng nhằm đưa tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh trong năm kế hoạch về dưới 1.5% so với năm 2018.

Thứ ba, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và tăng cường hoạt động bán chéo sản phẩm cho các khách hàng mới và khách hàng cũ đang sử dụng các dịch vụ khác của Chi nhánh như: dịch vụ thẻ; dịch vụ ngân hàng điện tử, …

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w