Thương mại Cổ phần An Bình - Chi nhánh Hà Nội
Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại ABBank - Chi nhánh Hà Nội
Để đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, Ban lãnh đạo ABBank – Chi nhánh Hà Nội luôn theo sát các phân khúc thị trường đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Ngoài ra, tăng cường đẩy mạnh phát triển khách hàng nhằm đạt được chỉ tiêu đề ra của từng năm.
Bảng 2.3:Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại ABBank – CN Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2018
Đơn vị: tỷ đồng
Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 % +/- Tỷ trọng Cho vay cá nhân 290.85 326.05 495.27 52.08% 100%
Cho vay tín chấp 29.51 80.24 106.21 32.37% 21.44%
Cho vay có TSĐB 189.03 216.11 304.80 41.04% 78.56%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ABBank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2016-2018)
Tính đến thời điểm 31/12/2018 tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của toàn Chi nhánh đạt 495.87 tỷ đồng, tăng 169.22 tỷ đồng tương đương với 52.08% so với năm 2017. Trong cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh thì năm 2018 cho vay tín chấp của Chi nhánh đạt 106.21 tỷ đồng tăng 32.37% so với năm 2017 đây chủ yếu là các khoản cho vay tín chấp có giá trị nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, trong đó chiếm một phần tương đối lớn là dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng. Trong khi đó, cho vay có tài sản bảo đảm của toàn Chi nhánh năm 2018 đạt 304.80 tỷ đồng tăng 41.04% so với năm 2017.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân của ABBank - CN Hà Nội giai đoạn từ 2016-2018
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ABBank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2016-2018)
Năm 2017 là một năm Chi nhánh đẩy mạnh phát triển cho vay tín chấp với tỷ trọng cho vay tín chấp của Chi nhánh chiếm gần 25% tăng mạnh so với năm 2016. Sang năm 2018, cơ cấu cho vay của Chi nhánh có xu hướng dịch chuyển nhẹ theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay tín chấp là 21.44% do nợ quá hạn đối với các khoản vay tín chấp đang có dấu hiệu tăng lên, ngược lại đối với cho vay có tài sản đảm bảo của Chi nhánh năm 2018 tỷ trọng tăng dần là 78.56%.
Tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại ABBank - Chi nhánh Hà Nội
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động liên tục ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng, khiến tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng có
chiều hướng tăng cao trong đó có ABBank – Chi nhánh Hà Nội.
Tuy nhiên, bằng sự cố gắng và nỗ lực phấn đấu, ABBank – Chi nhánh Hà Nội đã từng bước đưa nợ xấu của Chi nhánh về mốc dưới 3%.
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn của KHCN tại ABBank – CN Hà Nội từ năm 2016-2018
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ABBank – CN Hà Nội từ năm 2016- 2018)
Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh giảm từ 4.12% năm 2016 xuống còn 2.45% năm 2018 tương đương với giảm 1.67%. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng cá nhân năm 2018 là 1.33% giảm 0.81% so với năm 2016 thấp hơn gần một nửa so với tỷ lệ nợ quá hạn của toàn Chi nhánh trong khi dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh chiếm 21.45% tổng dư nợ cho vay.
2.3. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHCN TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘIHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘI HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.3.1. Tổ chức thực hiện công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ABBank - Chi nhánh Hà Nội
Hiện nay, Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội áp dụng hai mô hình phê duyệt tín dụng, cụ thể là:
+ Mô hình phê duyệt tín dụng phân tán: Đối với các hồ sơ tín dụng hạn mức dưới 3 tỷ trở xuống sẽ phê duyệt tại chi nhánh. CV QHKH tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay vốn, thu thập hồ sơ khách hàng, thẩm định khách hàng, lập tờ trình đề xuất mức cho vay, chuyển toàn bộ hồ sơ khách hàng sang bộ phận tái thẩm để thẩm định và đánh giá lại khách hàng. Sau khi trình ban tín dụng chi nhánh sẽ ra quyết định cho vay hay từ chối cấp tín dụng cho khách hàng.
+ Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại trung tâm phê duyệt tín dụng hội sở. Đối với các hồ sơ tín dụng có hạn mức từ 3 tỷ trở lên, chi nhánh có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ khách hàng, tiến hành thẩm định khách hàng, đề xuất mức cho vay và chuyển toàn bộ hồ sơ của khách hàng về bộ phận thẩm định tại hội sở căn cứ trên các đánh giá và mức cho vay đề xuất của Chi nhánh tiến hành thẩm định lại và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dù hồ sơ khách hàng được phê duyệt tại Chi nhánh hay tại Trung tâm phe duyệt tín dụng hội sở thì các khách hàng đều là các khách hàng của Chi nhánh tìm kiếm, tư vấn và chăm sóc nên trong quá trình vay vốn của khách hàng thì Chi nhánh là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp đôn đốc và thu hồi nợ vay nên bước thẩm định khách hàng tại Chi nhánh cũng rất quan trọng.
Đối với cả hai mô hình phê duyệt tín dụng, tại Chi nhánh khâu tổ chức thẩm định được thực hiện khá bài bản gồm có:
Thứ nhất, Ban giám đốc Chi nhánh: giám sát và quản lý chất lượng tín dụng chung của toàn Chi nhánh. Định kỳ kiểm soát hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng. Ngoài ra, Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng thường xuyên tổ chức họp phòng khách hàng cá nhân để nắm bắt kịp thời những hồ sơ khách hàng có vấn đề về quá hạn hoặc những hồ sơ hiện đang ở bước thẩm định khách hàng để nắm rõ được tình hình sơ bộ của khách hàng nhằm đưa ra các phương hướng chỉ đạo chung để triển khai thực hiện. Qua đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh sẽ nắm được tình ình thẩm định khách hàng tại Phòng khách hàng cá nhân và năng lực của các cán bộ thẩm định trong Chi nhánh để có kế hoạch đào tạo năng lực chuyên môn hoặc có những chế tài xử phạt đối với cán bộ thẩm định không tuân thủ quy trình, quy định của ABBank.
Thứ hai, các cán bộ thẩm địnhtại Chi nhánh là người tìm kiếm, thu thập hồ sơ và thẩm định khách hàng. Sau đó, lập báo cáo thẩm định tín dụng chuyển toàn bộ hồ sơ sang Phòng Tín dụng hoặc lên Trung tâm phê duyệt tín dụng hội sở để phê duyệt. Hoạt động thẩm định tín dụng tại Chi nhánh hiện nay chủ yếu căn cứ vào hồ sơ khách hàng cung cấp và đi thẩm định thực tế khách hàng đồng thời cập nhật thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC mà chưa sử dụng nhiều nguồn khác để nắm bắt khách hàng nên các thông tin chủ yếu thẩm định trên giấy tờ.
Thứ ba, các cấp phê duyệt tại Chi nhánh (bao gồm trưởng phòng KHCN, Trưởng phòng tín dụng, Giám đốc Chi nhánh) thực hiện các bước:
- Thứ nhất, trình trưởng phòng KHCN: thông thường tất cả các món vay cá nhân trưởng phòng KHCN đều đi trực tiếp thẩm định khách hàng cùng với cán bộ thẩm định nên trưởng phòng KHCN nắm rất rõ tình hình khách hàng và cho các chỉ đạo trực tiếp về khả năng vay vốn của khách hàng trước khi cán bộ thẩm định hoàn thiện hồ sơ của khách hàng.
- Thứ hai, sau khi có chữ ký của trưởng phòng KHCN, trình lên cấp Trưởng phòng Tín dụng tại chi nhánh: tại bước này, cán bộ tái thẩm sẽ thẩm định lại hồ sơ tín dụng do Phòng KHCN trình một lần nữa. Trường hợp đồng ý với đề xuất của Phòng KHCN, cán bộ tái thẩm sẽ ra báo cáo tái thẩm định tín dụng và trìnhTrưởng phòng tín dụng, các thành viên trong Ban tín dụng chi nhánh phê duyệt đối với khoản vay của Khách hàng.
- Thứ ba, Ban lãnh đạo Chi nhánh chỉ đi thẩm định một số món có giá trị lớn còn lại sẽ do trưởng phòng KHCN hoặc Trưởng phòng tín dụng trực tiếp đi thẩm định. Sau đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh sẽ xem xét hồ sơ vay của khách hàng và có thể hỏi trực tiếp một số các thông tin về khách hàng từ cán bộ thẩm định xem khả năng nắm bắt và phân tích thông tin khách hàng của đến đâu. Cuối cùng sẽ ra quyết định phê duyệt tín dụng cho khách hàng.
2.3.2. Thực trạng công tác thẩm định tín dụng KHCN tại Ngân hàngThương mại Cổ phần An Bình- Chi nhánh Hà Nội Thương mại Cổ phần An Bình- Chi nhánh Hà Nội
2.3.2.1. Quy trình thẩm định tín dụng KHCN tại ABBank - Chi nhánhHà Nội Hà Nội
Công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Chi nhánh được tiến hành theo 5 bước cơ bản như sau:
Sơ đồ 2.5: Quy trình thẩm định KHCN tại ABBank - Chi nhánh Hà Nội Bước 1: Thu thập hồ sơ khách hàng
Khách hàng cung cấp toàn bộ hồ sơ theo danh mục hồ sơ vay vốn của ABBank phù hợp với sản phẩm và mục đích vay vốn của khách hàng. Tại bước này, cán bộ thẩm định hỗ trợ hướng dẫn khách hàng để không mất thời gian của khách hàng và Ngân hàng. Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu thì chuyển sang bước 2.
Bước 2: Kiểm tra tính xác thực của hồ sơ:
- Hồ sơ pháp lý của khách hàng: bao gồm: chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân. Đối với các loại giấy tờ này, cán bộ thẩm định sẽ kiểm tra các thông tin xem có đầy đủ, rõ ràng không, có dấu hiệu cắt ghép hay tẩy xóa không. Chứng minh thư nhân dân phải còn hiệu lực theo quy định của pháp luật, có dấu giáp lai nổi. Các thông tin trên sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn/giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải trùng khớp thông tin với nhau.
- Hồ sơ mục đích vay vốn của khách hàng: Căn cứ vào các chứng từ, hóa đơn, … khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định tiếp tục kiểm tra kỹ xem có dấu hiệu giả mạo không nhằm hạn chế việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng. Ví dụ như khách hàng mua nhà thì cần cung cấp hợp đồng mua bán, đặt cọc giữa bên bán đất và khách hàng, khách hàng vay mua ô tô cần cung cấp hợp đồng mua bán thể hiện số tiền đã đặt cọc mua xe hoặc phiếu thu thể hiện số tiền khách hàng đã đi trước phần vốn tự có,…
- Hồ sơ tài chính của khách hàng: Bao gồm: hợp đồng lao động, xác nhận lương, sao kê tài khoản ngân hàng,…Cán bộ thẩm định kiểm tra thông tin trên các giấy tờ có hợp lý và khớp với nhau không. Đồng thời kết hợp xác minh lại thông qua các kỹ năng nghiệp vụ nhằm đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng.
- Hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng: Cán bộ thẩm định tìm hiều thông tin về thị trường bất động sản khu vực có tài sản bảo đảm và kết hợp với bên định giá kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ để ước lượng giá trị tài sản bảo đảm.
Sau khi kiểm tra tính xác thực của hồ cán bộ thẩm định sẽ tổng hợp lại các thông tin trong hồ sơ của khách hàng như: mục đích vay vốn, số tiền vay, thời hạn vay, phương thức trả nợ, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm của khách hàng,… đồng thời trình Ban lãnh đạo xem xét và đi thẩm định thực tế khách hàng.
Bước 3: Thẩm định thực tế khách hàng và tài sản bảo đảm
Đối với những món vay từ ba tỷ trở lên thì cán bộ thẩm định của Chi nhánh và cán bộ thẩm định Trung tâm phê duyệt tín dụng hội sở sẽ trực tiếp đi thẩm định khách hàng. Đối với các hồ sơ dưới ba tỷ thì cán bộ thẩm định và Trưởng phòng KHCN trực tiếp đi thẩm định, đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo trung thực, khách quan về tình hình khách hàng đối với các phòng ban, bộ phận liên quan.
- Thẩm định thực tế tình hình khách hàng:
cơ sở sản xuất kinh doanh, cửa hàng, kho bãi, ….để đối chiếu giấy tờ khách hàng cung cấp xem có trùng khớp không.
+ Khách hàng có thu nhập từ cho thuê bất động sản: cán bộ thẩm định đi thực tế từng bất động sản khách hàng cho thuê, có thể là cho thuê nhà để ở, cho thuê nhà để kinh doanh, khu nhà trọ, chung cư,…Ngoài ra, cán bộ thẩm định cần tìm hiểu giá thuê khu vực xung quanh để có cơ sở đánh giá nguồn thu của khách hàng.
+ Khách hàng có thu nhập từ lương: cán bộ thẩm định có thể kiểm tra các thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc có nghi ngờ sự giả mạo hồ sơ khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định cần trực tiếp đến cơ quan nơi khách hàng công tác để kiểm tra lại tính xác thực của hồ sơ.
+ Khách hàng có thể cư trú hoặc không cư trú tại tài sản bảo đảm của khách hàng. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần phân định rõ để trực tiếp kiểm tra các thông tin trên sổ hộ khẩu/sổ tạm trú có chính xác không thông qua hàng xóm hoặc dân cư khu vực gần đó.
+ Tài sản bảo đảm của khách hàng (bất động sản, nhà cửa, ô tô, máy móc thiết bị,…): khi thẩm định cần mang theo bản photo giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm của khách hàng để đối chiếu thông tin trên giấy tờ và tình hình thực tế. Ví dụ, tài sản bảo đảm là bất động sản, thì phải thẩm định cả công trình xây dựng trên đất, công trình có giấy phép xây dựng không, diện tích xây dựng, số tầng, số căn, kết cấu của công trình, thời gian xây dựng, thời hạn sử dụng còn lại,…Ngoài ra, xem thửa đất có tranh chấp không, giá cả tài sản bảo đảm của các mảnh đất xung quanh như thế nào, giá trị giao dịch gần nhất là bao nhiêu…
Chi nhánh sẽ từ chối cho vay nếu phát hiện có hành vi gian lận của khách hàng, hay tài sản bảo đảm có tranh chấp hoặc tính thanh khoản thấp ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng thay thế hoặc bổ sung tài sản bảo đảm khác. Trường hợp nhận thấy mức thu nhập của khách hàng cao, nhu cầu khách hàng cần mua xe ô tô nhưng gia cảnh của khách hàng thể hiện sự sơ sài, nhà cửa
không có giá trị, ở nhà cấp bốn,…thì cán bộ thẩm định cần xác minh lại các thông tin thực tế tình hình khách hàng.
Bước 4: Tái thẩm định khách hàng
Đây là bước cán bộ thẩm định xác minh lại toàn bộ các thông tin của khách hàng từ nhiều kênh khác nhau như: gọi điện cho cơ quan nơi khách hàng công tác để xem khách hàng có phải là nhân viên công ty không, có đang giữ vị trí công tác như giấy tờ khách hàng đã cung cấp không, hay tìm kiếm trên mạng xem công ty khách hàng thành lập khi nào, có đang hoạt động không,…nhằm kiểm chứng lại toàn bộ hồ sơ khách hàng. Việc kiểm tra lại giá trị tài sản bảo đảm có đủ đảm bảo cho khoản vay của khách hàng tại Chi nhánh không hay việc xếp hạng khách hàng xem có đủ điều kiện vay vốn không,…Sau đó, cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định tín dụng và trình