MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 84 - 89)

TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH – CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.2.1. Tổ chức, điều hành hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cánhân một cách hiệu quả nhân một cách hiệu quả

Đối với Ban lãnh đạo Chi nhánh

- Cần phổ biến nhanh chóng và kịp thời cho các cán bộ thẩm định các văn bản, quy định liên quan đến việc cho vay, thẩm định tín dụng. Ngoài ra thường xuyên cập nhật các biến động của từng ngành nghề kinh tế hiện nay nhằm đưa ra các kế hoạch hoạt động tín dụng cá nhân một cách chính xác hạn chế các rủi ro tín dụng cho Chi nhánh.

- Ban lãnh đạo Chi nhánh cần thường xuyên giám sát hoạt động cho vay tại chi nhánh, đặc biệt là hoạt động thẩm định khách hàng của các cán bộ thẩm định nhằm khắc phục những sai sót kịp thời và đảm bảo công tác thẩm định khách hàng của Chi nhánh được thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Việc đánh giá chất lượng công việc của cán bộ thẩm định cần được thực hiện theo định kỳ. Qua đó, Chi nhánh xây dựng kế hoạch đào tạo trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ còn yếu thông qua các hình thức đạo tạo tại chỗ hoặc cử đi học các lớp nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo của ABBank.

Đối với các cán bộ thẩm định

- Chi nhánh cần sắp xếp vị trí công việc cho từng cán bộ thẩm định một cách khoa học và hợp lý theo năng lực, trình độ chuyên môn để khai thác tối đa điểm mạnh của từng cán bộ. Cần lưu ý đến việc phân công cán bộ theo từng phân khúc khách hàng để các cán bộ thẩm định có ý thức trau dồi kiến thức về đặc điểm của từng phân khúc khách hàng mình phụ trách, giúp cho công tác thẩm định được chính xác hơn.

- Để các cán bộ thẩm định có trách nhiệm trong công tác thẩm định khách hàng. Chi nhánh cần xây dựng và ban hành văn bản quy định rõ trách nhiệm đối với từng cán bộ căn cứ theo vị trí công việc của từng người.

3.2.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định chuyên nghiệp

Tại Chi nhánh, đội ngũ cán bộ thẩm định hiện tại trình độ chuyên môn không đồng đều, hơn nữa độ tuổi đều rất trẻ nên hạn chế về mặt kinh nghiệm…Vì vậy, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định Chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, thường xuyên tổ chức đánh giá năng lực cán bộ thẩm định thông qua hiệu quả công việc hoàn thành trong thời gian công tác hoặc thông qua các đợt kiểm tra định kỳ. Qua đó có kế hoạch đào tạo phù hợp để trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn góp phần nâng cao năng lực cán bộ thẩm định.

Thứ hai, tổ chức các buổi ngoại khóa, hội thảo,…nhằm phổ biến kiến thức liên quan đến tình hình kinh tế xã hội và các biến động của thị trường trong thời gian tới, hay các văn bản, quy định mới của pháp luật mà ABBank mới ban hành để cán bộ thẩm định kịp thời nắm bắt phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng.

Thứ ba, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả trong công tác thẩm định tín dụng, Chi nhánh cần có các quy định chính sách thưởng và các chế tài rõ ràng đối với các vi phạm cụ thể để khuyến khích cán bộ thẩm định thực hiện nghiêm túc quy định của Ngân hàng.

Thứ tư, Chi nhánh cần xây dựng các kế hoạch về đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho cán bộ thẩm định. Ngoài tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, cán bộ thẩm định cần có kiến thức nghiệp vụ về thẩm định khách hàng, am hiểu các lĩnh vực, kinh tế, ngành nghề kinh doanh hiện nay và cập nhật các văn bản, quy định pháp luật mới ban hành.

Việc thu thập thông tin của khách hàng vay vốn tại Chi nhánh hiện nay còn khá thụ động, phụ thuộc nhiều vào các chứng từ, hồ sơ khách hàng cung cấp. Hơn nữa, cán bộ thẩm định tại chi nhánh không theo chuyên môn hóa từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh đặc thù của khách hàng nên không nắm vững các kiến thức về ngành nghề khách hàng đang hoạt động . Vì vậy, việc phân tích, đánh giá khách hàng và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra trước những biến động của tình hình kinh tế không được chính xác. Để nâng cao chất lượng việc thu thập thông tin khách hàng thì Chi nhánh cần áp dụng một số biện pháp sau:

Thứ nhất, chủ động thu thập thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau. Ngoài thông tin do Trung tâm thông tin tín dụng CIC cung cấp và các thông tin khách hàng tự cung cấp cho ngân hàng thì cán bộ thẩm định cần đi thẩm định thực tế khách hàng để khai thác các thông tin cụ thể hơn như:

- Các trang mạng của tổng cục thuế, tổng cục thống kê, bảo hiểm xã hội,…giúp cán bộ thẩm định kiểm tra được thông tin nguồn thu nhập từ lương của khách hàng. Nếu lương khách hàng trên 9 triệu đồng nhưng kiểm tra thông tin khách hàng từ tổng cục thuế thì khách hàng chưa có mã số thuế như vậy cán bộ thẩm định cần xác thực lại thông tin mà khách hàng cung cấp…

- Khách hàng đang có nguồn thu nhập từ lương thì đối chiếu thông tin qua Phòng Nhân sự hoặc Phòng kế toán của Công ty . Đối với khách hàng có nguồn thu từ hoạt động kinh doanh thì cần đối chiếu các thông tin khách hàng thông qua các đối tác, bạn hàng mà khách hàng đang làm việc.

- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng xác định mức độ chính xác của các thông tin khai thác. Như vậy, cán bộ thẩm định cần lắng nghe, quan sát, tạo không khí thân mật, điều khiển cuộc nói chuyện hướng vào chủ đề thẩm định khách hàng để thu thập được nhiều thông tin.

- Ngoài ra, các thông tin liên quan đến thị trường, đối thủ cạnh tranh hay các thông tin về lĩnh vực kinh tế cũng rất quan trọng. Vì thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cán bộ thẩm định có cái nhìn khái quát về ngành nghề kinh doanh của khách hàng trong tương lai để đánh giá được rủi ro có thể phát sinh.

Thứ hai, cán bộ thẩm định cần tổng hợp và chọn lọc các thông tin một cách hiệu quả. Để công tác thẩm định tín dụng được chính xác và không mất nhiều thời gian, cán bộ thẩm định cần có kỹ năng xử lý và sàng lọc những thông tin có mức độ chính xác cao, khách quan dựa trên nhiều yếu tố. Tổng hợp các thông tin một cách khoa học, tránh việc chọn lựa các thông tin mâu thuẫn nhau, ảnh hưởng đến uy tín khách hàng và chất lượng thẩm định tín dụng.

3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng

Tại Chi nhánh hiện nay việc theo dõi hồ sơ khách hàng vào các đợt kiểm tra, kiểm toán nội bộ định kỳ hàng năm của ngân hàng còn mang tính hình thức, các báo cáo còn mang hình thức khống chế, không sát với thực tế khách hàng,…Như vậy, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thì Chi nhánh cần:

- Giám sát chặt chẽ hoạt động thẩm định tín dụng của Chi nhánh thông qua việc thành lập ban quản lý rủi ro tại Chi nhánh để kiểm soát lại hồ sơ tín dụng, kiểm tra tính tuân thủ quy định trong công tác thẩm định khách hàng và tuân thủ pháp luật trong quá trình đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng tại Chi nhánh nhằm hạn chế rủi ro cho Chi nhánh.

đánh giá hoạt động thẩm định của Chi nhánh. Qua đó đưa ra những yếu kém còn tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng mà Chi nhánh cần khắc phục. Đồng thời cũng nghiêm khắc kiểm điểm các cá nhân không tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng trong công tác thẩm định khách hàng.

3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và xử lý nợ quá hạn

Trong quy trình thẩm định khách hàng vay vốn của các Ngân hàng, khâu thẩm định khách hàng rất quan trọng, cán bộ thẩm định phải ước lượng được mức độ rủi ro tín dụng nếu phát sinh khoản vay đối với khách hàng đó để đề xuất các phương án nhằm hạn chế rủi ro thông qua việc đánh giá khách hàng một cách chính xác. Việc ước lượng mức độ rủi ro tín dụng càng chính xác thì càng giảm thiểu được nợ quá hạn nếu có trong tương lai.

- Đối với các khoản vay phát sinh nợ quá hạn:

+ Ngân hàng kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ khách hàng để xác định rõ nguyên nhân sai sót do thẩm định sai thông tin khách hàng hay do vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. Đối với trường hợp nợ quá hạn xảy ra do lỗi của cán bộ thẩm định thì ngân hàng cần có các chế tài xử phạt đối với cán bộ thẩm định vi phạm quy định, đồng thời tổ chức họp và kiểm điểm đối với các bộ phận liên quan để rút kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệm tránh mắc lại các sai lầm cũ.

+ Định kỳ 06 tháng/lần, các cán bộ thẩm định cần tái thẩm định lại các khách hàng đang quản lý trong thời gian công tác tại Ngân hàng. Đây là các khách hàng đã vay vốn tại ngân hàng, tại thời điểm tái thẩm định cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến quá hạn của khách hàng là do ý thức trả nợ kém hay khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính để có biện pháp xử lý phù hợp. Trường hợp khách hàng cố tình trì hoãn việc trả nợ cho ngân hàng, không hợp tác với ngân hàng thì ngân hàng có thể tiến hành khởi kiện, thanh lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Còn trường hợp do tình hình tài chính của khách hàng gặp khó khăn nhưng khách hàng vẫn có thiện chí trả nợ cho ngân hàng thì

ngân hàng có thể tiến hành cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ để khách hàng có thời gian khắc phục khó khăn và thu xếp nguồn trả nợ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w