GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH (ABBANK)

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 43 - 65)

(ABBANK) – CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP An Bình- Chi nhánh Hà Nội - Chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội hoạt động chính thức từ ngày 23/02/2006. Sau hơn 13 năm, ABBANK - Chi nhánh Hà Nội đã có những bước phát triển ổn định và trở thành một trong những chi nhánh đạt thành tích tốt nhất trong toàn hệ thống ABBANK. Khởi đầu với 03 phòng giao dịch cùng 40 nhân viên, đến nay mạng lưới của ABBANK - Chi nhánh Hà Nội đã mở rộng lên 22 điểm giao dịch, bao gồm 01 chi nhánh, 21 Phòng giao dịch trên toàn Hà Nội. Số lượng nhân sự tại ABBANK - Chi nhánh Hà Nội hiện lên tới hơn 400 người với kỹ năng và chuyên môn được đào tạo dựa trên tinh thần phục vụ khách hàng trung thực, chuyên nghiệp và thân thiện. ABBANK - Chi nhánh Hà Nội nhận được nhiều đánh giá cao từ khách hàng và từ các tổ chức như 3 năm liền thuộc top những chi nhánh ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất do Ngân hàng Nhà nước Hà Nội bình chọn, bằng khen của Thống đốc Ngân hàng nhà nước (2010), cùng nhiều bằng khen cho các tập thể, cán bộ nhân viên xuất sắc…

Luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ hữu ích, an toàn, hiệu quả, ABBANK - Chi nhánh Hà Nội đã thiết lập được mạng lưới khách hàng, đối tác thân thiện với trên 30.000 khách hàng cá nhân và hơn 4.000 tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp Điện lực. Rất nhiều khách hàng thân thiết của ABBANK là các doanh nghiệp lớn

như: Tổng công ty Đức Giang – Công ty cổ phần, Tổng công ty điện tử tin học, Tập đoàn Geleximco, Nhóm đối tác thuộc EVN (Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực Hà Nội…).

Các mốc thời gian phát triển chính:

 Năm 2006: ABBANK - chi nhánh Hà Nội khai trương PGD Hồ Gươm; PGD Lò Đúc; PGD Trần Khát Chân.

 Năm 2007: ABBANK - chi nhánh Hà Nội tiếp tục khai trương một loạt các PGD mới đó là: PGD Nguyễn Văn Cừ, PGD Đống Đa, PGD Quán Thánh, PGD Lê Trọng Tấn, PGD Phố Huế.

 Năm 2008: Một năm kinh tế khó khăn chung, ABBANK - chi nhánh Hà Nội chỉ mở thêm 2 PGD: PGD Tràng Tiền và PGD Đông Anh.

 Năm 2009: Với sự cố gắng nỗ lực của ABBANK nói chung và ABBANK - chi nhánh Hà Nội nói riêng cũng như sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, ABBANK đã khai trương thêm 2 PGD: PGD Đào Tấn, PGD Đại Kim.

 Năm 2010: ABBANK chi nhánh Hà Nội khai trương thêm 2 PGD đó là: PGD Ngô Gia Tự và PGD Hoàng Quốc Việt và QTK Phố Huế

 Năm 2011: ABBANK tiếp tục mở thêm 3 PGD: PGD Giải Phóng, PGD Hoàng Cầu và PGD Bắc Thăng Long và QTK Dục Tú.

 Năm 2016: được sự chấp thuận mở rộng của Thống đốc NHNN, ABBANK mở thêm 2 PGD là PGD Nam Thăng Long, PGD Trung Yên, chuyển đổi QTK Phố Huế thành PGD Cửa Nam, QTK Dục Tú thành PGD Dục Tú.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức ABBANK – Chi nhánh Hà Nội

- Ban Giám đốc: Gồm có Giám đốc và các Phó Giám đốc phụ trách các phòng

- Các Phòng chức năng: Gồm 5 Phòng chức năng - Phòng Giao dịch: Gồm 21 Phòng giao dịch.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại ABBANK - Chi nhánh Hà Nội

Giám đốc (phụ trách chung)

Nguồn: ABBANK - Chi nhánh Hà Nội

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ABBANK – Chi nhánh Hà Nội

Hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lãi suất nói chung và lãi suất huy động luôn luôn biến động theo từng thời kỳ. Tuy nhiên với những lợi thế và thời gian hoạt động cũng như chất lượng chăm sóc khách hàng mà ABBank – Chi nhánh Hà Nội đạt được dẫn đến hoạt động huy động vốn được duy trì và phát triển đều đặn.

Các phó giám đốc (phụ trách từng khu vực) Phòng QHKH Cá nhân Phòng tín dụng Phòng dịch vụ nội bộ và giao dịch Phòng QHKH Doanh nghiệp

21 phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội

Phòng hành chính – nhân

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại ABBankCN Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 2019 Năm 2017 2020 Năm 2018 2021 Tổng vốn huy động 1,637.9 1,982.5 2,520.7 Theo đối tượng khách hàng

Cá nhân 839.1 1,050.7 1,331.6

Doanh nghiệp 798.8 931.8 1,189.1

Theo kỳ hạn

Ngắn hạn 916.5 1,128.4 1,501.2

Trung, dài hạn 721.4 854.1 1,019.5

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại ABBank - chi nhánh Hà Nội năm 2016 – 2018)

Biểu đồ 2.1: Huy động vốn tại ABBank – CN Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018

Bảng 2.1 cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động nhìn chung tăng đều qua các năm chủ yếu tăng ở mảng huy động cá nhân. Năm 2017 ghi nhận kết quả huy động vốn khá tốt, đạt 1,982.5 tỷ đồng, tăng mạnh 21.03% so với cuối năm 2016, với mục tiêu phát triển kinh doanh, năm 2017 ABBank – Chi nhánh Hà Nội đã tập trung tăng chất lượng dịch vụ và danh mục khách hàng

rộng hơn. Năm 2018, tổng vốn huy động đạt 2,520.7 tỷ đồng, tăng 27.14% so với cuối năm 2017. Đây được coi là kết quả rất tốt, chi nhánh đã hoàn thành 100% kế hoạch đề ra của năm 2018.

Hoạt động dịch vụ

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động dịch vụ tại ABBank – CN Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Thẻ (Khách hàng cá nhân)

Số lượng thẻ phát hành mới 10,216 10,292 10,985

Thu phí (Khách hàng doanh nghiệp)

Thu phí dịch vụ

(không gồm bảo lãnh) 21.8 19.6 20.7

Thu phí bảo lãnh 22.2 28.6 31.1

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động dịch vụ tại ABBank – CN Hà Nội năm 2016 – 2018)

Biểu đồ 2.2: Hoạt động dịch vụ thẻ KHCN tại ABBank – CN Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018

Biểu đồ 2.3: Hoạt động dịch vụ thu phí KHCN tại ABBank – CN Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018

Số lượng thẻ phát hành mới trong năm của chi nhánh cũng có xu hướng tăng từ 10,216 thẻ năm 2016 lên 10,292 năm 2017 và tăng lên 10,985 năm 2018. Điều này là do chi nhánh đã chú trọng hơn công tác nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường bán chéo sản phẩm, khai thác các khách hàng vãng lai. Năm 2018 phát hành mới 10,985 thẻ, hoàn thành chỉ tiêu đặt ra.

Thu phí dịch vụ: với định hướng chiến lược tăng thu dịch vụ, trong giai đoạn từ 2016 đến nay, ABBANK – Chi nhánh Hà Nội đã lên kế hoạch thực hiện tăng trưởng nguồn thu phí dịch vụ từ mảng khách hàng doanh nghiệp. Do đó, phí dịch vụ thu được từ khách hàng doanh nghiệp (không gồm bảo lãnh) năm 2018 đạt 20.7 tỷ đồng, tăng 5.6% so với năm 2017, thu phí bảo lãnh đạt 31.1 tỷ đồng, tăng 8.7% so với năm 2017. Định hướng tăng thu phí dịch vụ vẫn tiếp tục được thực hiện trong năm 2018, phí dịch vụ (không gồm bảo lãnh) đạt 20.7 tỷ đồng, phí bảo lãnh đạt 31.1 tỷ đồng, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Hoạt động cho vay

Tính đến cuối năm 2018, tổng dư nợ của toàn Chi nhánh đạt 2,308 tỷ đồng tăng 772 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017, và tăng 1.284 tỷ đồng so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của Chi nhánh có xu hướng tăng từ 50% năm 2017 lên 50.26% năm 2018.

2.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CN HÀ NỘI

2.2.1. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình

Sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân

Thứ nhất, sản phẩm cho vay mua nhà/xây sửa nhà:

+ Đối với sản phẩm cho vay mua nhà/bất động sản/dự án chung cư: : ABBank tài trợ tối đa 90% chi phí mua nhà, thời hạn cho vay tối đa lên đến 20 năm. Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm không vượt quá quy định của ABBank ban hành từng thời kỳ.

+ Đối với sản phẩm cho vay xây dựng nhà hoặc sửa chữa nhà ở: ABBank tài trợ tối đa 80% chi phí xây dựng, sửa chữa nhà nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do ABBank cung cấp với thời hạn vay tối đa 10 năm.

Sản phẩm này hỗ trợ tài chính cho khách hàng có nhu cầu vay vốn mua ô tô phục vụ tiêu dùng hoặc kinh doanh. Với mức cho vay 80% giá trị xe nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB do ABBank quy định. Thời hạn cho vay tối đa là 7 năm đối với các dòng xe thuộc các nước EU và 5 năm đối với các dòng xe thuộc các nước còn lại sản xuất.

Thứ ba, sản phẩm cho vay tín chấp cá nhân:

Hiện nay ABBank có hai loại sản phẩm tín chấp là thấu chi cá nhân và tín chấp cá nhân.

- Thấu chi cá nhân là sản phẩm mà Ngân hàng cấp cho khách hàng một số tiền giải ngân vào tài khoản thanh toán của khách hàng tại ABBank với hạn mức cho vay tối đa lên tới 05 tháng lương nhưng không vượt quá 200 triệu đồng đối với hình thức tín chấp và không quá 300 triệu đồng đối với hình thức thấu chi có tài sản bảo đảm. Thời hạn cho vay tối đa là 12 tháng. Trong thời hạn vay, khách hàng chỉ cần trả lãi hàng tháng, gốc trả cuối kỳ. Trường hợp khách hàng có nhu cầu tái cấp thấu chi sau 12 tháng, cán bộ thẩm định sẽ cập nhật lại hồ sơ khách hàng và đánh giá về tình hình trả nợ của khách hàng trong thời gian khách hàng vay vốn để đưa ra đề xuất có tái cấp lại thấu chi cho khách hàng đó hay không.

- Cho vay tín chấp cá nhân là sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mà không cần tài sản bảo đảm. Hạn mức cho vay tối đa lên tới 10 tháng lương nhưng không quá 500 triệu đồng và thời hạn cho vay tối đa là 48 tháng. Phương thức trả nợ là gốc lãi trả đều hàng tháng, lãi tính theo dư nợ giảm dần.

Thứ tư, sản phẩm cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do ABBank phát hành: sản phẩm cung cấp cho các đối tượng là khách hàng đang gửi tiết kiệm tại ABBank và phát sinh nhu cầu vay vốn đột xuất. Hạn mức cho vay tối đa không vượt quá giá trị của sổ tiết kiệm, thời hạn cho vay tối đa không vượt quá thời điểm đáo hạn của sổ tiết kiệm.

học sinh bổ túc hồ sơ du học và thanh toán các chi phí du học. Số tiền cho vay tối đa bằng chi phí du học do cơ sở đào tạo cung cấp nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ do ABBank quy định, thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian du học cộng thêm 12 tháng.

Sản phẩm cho vay Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là một công dân Việt Nam hoặc một nhóm người, hộ gia đình làm chủ, có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh hoặc có xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi khách hàng kinh doanh về thời gian và mặt hàng kinh doanh của khách hàng đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

Sản phẩm cho vay với các mục đích như: đầu tư tài sản cố định, vay bổ sung vốn lưu động/mở rộng cơ sở kinh doanh/phát triển kinh doanh trả góp,.. Thời gian cho vay và phương thức trả nợ tùy thuộc vào mục đích vay vốn của khách hàng, khả năng trả nợ cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

2.2.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mạiCổ phần An Bình Cổ phần An Bình

Các ngân hàng đều có quy trình cho vay riêng, nó bao gồm các giai đoạn cơ bản và tương ứng với mỗi giai đoạn ấy đều có những phương pháp quản trị, các thủ tục, chứng từ, hồ sơ thích hợp với loại cho vay và điều kiện cụ thể của mỗi ngân hàng, tại mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau.

Ngân hàng TMCP An Bình cũng đã xây dựng cho mình một quy trình cho vay riêng để đảm bảo phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, nhưng vẫn đảm bảo một quy trình tín dụng hợp lý dựa trên đầy đủ các quy định và nguyên tắc của Ngân hàng.

Việc xây dựng quy trình cho vay hợp lý là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị và hạn chế được các rủi ro phát sinh trong quá trình vay vốn của khách hàng, nhằm:

- Giảm thiểu được các rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng. - Làm cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp.

- Thiết lập thủ tục hành chính cho phù hợp với những quy định của pháp luật và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh.

- Giúp cán bộ nhân viên ngân hàng biết được trách nhiệm phải thực hiện đúng vị trí của mình, để từ đó có thái độ đúng trong công việc.

- Là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp.

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ABBank Bước 1: Tiếp cận khách hàng /lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Bước 2: Thẩm định tín dụng (bao gồm thẩm định và tái thẩm định tín dụng) Bước 3: Quyết định/Phê duyệt tín dụng Bước 4: Thủ tục tín dụng và giải ngân Khách hàng: Cung cấp các tài liệu và thông tin

QHKH: Tiếp nhận các yêu cầu của KH, phỏng vấn và hướng dẫn KH Lập hồ sơ: - Giấy đề nghị cấp tín dụng - Hồ sơ pháp lý - Hồ sơ mục đích vay vốn - Hồ sơ tài chính - Hồ sơ tài sản bảo đảm Tổ chức phân tích và thẩm định: - Mục đích đề nghị cấp tín dụng - Các vấn đề tài chính/phi tài chính - Biện pháp bảo đảm tiền vay QHKH/các bộ phận khác (nếu có): thu thập thông tin qua phỏng vấn, gặp trực tiếp, trao đổi từ các nguồn thông tin Kết quả ghi nhận: - Biên bản, báo cáo - Báo cáo thẩm định - Hồ sơ bảo đảm tiền vay Quyết định TD - Cá nhân - Ban tín dụng - Hội đồng Đề nghị cấp hoặc từ chối cấp TD Cập nhật các thông tin thị trường, chính sách, khung pháp lý

Thông báo từ chối cấp TD gửi KH Từ chối Đồng ý Thông báo đồng ý cấp tín dụng gửi KH Thủ tục tín dụng và giải ngân (Theo quy định về hoạt động hỗ

trợ TD tại ABBank trong từng thời kỳ) - Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

- Tăng mức cấp TD - Tái cấp hạn mức TD - Thay đổi/điều chỉnh các điều kiện TD đã phê duyệt

- Giám sát TD - Quản lý TD - QHKH

- Kiểm toán nội bộ - Thanh tra, kiểm soát viên Giám sát TD Vi phạm hợp đồng Thu nợ (gốc + lãi) Thanh lý HĐ mặc nhiên Đầy đủ và đúng hạn Thanh lý HĐTD bắt buộc Xử lý TSBĐ - Tòa án - Cơ quan có

thẩm quyền Không đủ, không đúng hạn

Biện pháp:

- Cảnh báo, tăng cường kiểm soát, ngừng giải ngân, tái xét tín dụng - Thu hồi nợ trước hạn

Không đủ, không đúng hạn

Không đủ, không đúng hạn

Bước 5.1: Xử lý các nhu cầu tín dụng phát sinh Bước 5.2: Giám sát, thanh lý tín dụng và quản lý nợ có vấn đề

Sơ đồ 2.3: Quy trình phê duyệt cấp tín dụng khách hàng cá nhân tại ABBank – CN Hà Nội

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM bộ GIÁO dục và đào tạo (Trang 43 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w