ĐỊNH HẢI QUAN
1.2.2 Tiêu chí đo lường năng lực chuyên viên thực hiện phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại cơ quan kiểm định hải quan
loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại cơ quan kiểm định hải quan
Năng lực phân tích phân loại của chuyên viên tại Chi cục Kiểm định hải quan được đánh giá không chỉ thông qua bằng cấp hay thời gian công tác mà việc đánh giá được thông qua kết quả hoàn thành các nhiệm vụ được giao hàng tháng, quý hoặc năm. Như vậy, kết quả thực hiện nhiệm vụ phân tích phân loại chính là năng lực phân tích phân loại của họ. Chuyên viên phân tích phân loại phải là người có khả năng hoàn thành công việc phân tích phân loại một cách hiệu quả nhất.
Các tiêu chí để đánh giá năng lực phân tích phân loại là kết quả đầu ra của việc thực hiện quy trình phân tích phân loại, suy cho cùng cũng phải đánh
giá thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đó là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và việc kiểm tra đánh giá. Ngoài ra, tiêu chí đánh giá phải dựa vào kết quả đầu ra của việc phân tích phân loại chuyên môn của mỗi chuyên viên.
Như vậy, để đo lường năng lực của chuyên viên phân tích phân loại ta có thể so sánh kết quả đạt được của các chuyên viên với các nhiệm vụ được giao của Chi cục và Cục.
Thông thường để đánh giá chuyên viên phân tích phân loại ta sẽ so sánh công việc mà chuyên viên đã hoàn thành với nhiệm vụ được giao tại Chi cục. Tùy theo đặc thù mỗi mẫu hàng hóa mà việc thực hiện PTPL hàng hóa khác nhau. Do đó, việc đánh giá phân tích phân loại qua hình thức bài kiểm tra hay kết quả phân tích phân loại không phản ánh được chính xác năng lực chuyên viên. Ngoài ra, Chi cục KĐHQ 6 mới được thành lập hơn 2 năm nên số liệu thứ cấp còn ít. Việc sử dụng số liệu sơ cấp dẽ đánh giá năng lực chuyên viên thực hiện PTPL hàng hóa phù hợp hơn.
“Theo mô hình năng lực ASK, tiêu chuẩn năng lực gồm Kiến thức, Kỹ năng, Tố chất / Thái độ của một cá nhân cần thiết để đảm nhiệm một vị trí công việc cụ thể. Đây là mô hình rất phổ biến trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân.
Benjamin Bloom (1956) được coi là người đưa ra những phát triển bước đầu về ASK, với ba nhóm năng lực chính bao gồm:
• Phẩm chất/Thái độ: thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm • Kỹ năng: kỹ năng thao tác
• Kiến thức: thuộc về năng lực tư duy”
Căn cứ vào đặc điểm và vai trò của chuyên viên PTPL hàng hóa xuất nhập khẩu, tiêu chí đo lường năng lực phân tích phân loại của một chuyên viên được thể hiện chi tiết qua các yếu tố sau:
1.2.2.1 Nhóm tiêu chí về kiến thức
“Kiến thức là một yếu tố để tạo nên năng lực của mỗi một chuyên viên PTPL. Kiến thức ảnh hưởng bởi quá trình đào tạo của bản thân từng cán bộ và khả năng tiếp cận kiến thức của họ. Tùy thuộc vào lĩnh vực phụ trách mà có các yêu cầu khối lượng kiến thức khác nhau. Là chuyên viên PTPL hàng hóa xuất nhập khẩu cần đạt được các tiêu chí”:
• Nắm vững chức năng, nhiệm vụ của Chi cục. ”
• Kiến thức về luật pháp có liên quan
• Các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực phụ trách
• Các kiến thức chuyên môn về phân tích hàng hóa
• Các kiến thức chuyên môn về phân loại hàng hóa. ”
Khả năng về kiến thức chuyên môn: là khả năng nắm vững kiến thức trong lĩnh vực phụ trách (hóa học, cơ lý, vải, giấy,...), kiến thức phân tích, phân loại; nắm vững chức năng nhiệm vụ của đơn vị; kiến thức luật pháp có liên quan.
Kiến thức chuyên môn hóa học: là khả năng nắm rõ được bản chất các nguyên tố, nắm được các công thức hóa học, bản chất của vật liệu.
Kiến thức chuyên môn cơ lý: là khả năng nắm rõ được bản chất, thành phần, ưu điểm, nhược điểm của vật liệu kim loại, nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các máy móc trong đời sống.
Kiến thức chuyên môn giấy, vải: là khả năng nắm rõ được bản chất của vật liệu có trong giấy hoặc vải, nắm được các tiêu chuẩn về giấy vải để xác định đúng bản chất của mẫu hàng hóa.
1.2.2.2 Nhóm tiêu chí về kĩ năng
Nhóm tiêu chí kỹ năng của chuyên viên PTPL cần phải có kỹ năng sau: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kỹ năng thực hành PTPL.
“Kỹ năng lập kế hoạch
phương thức hành động để đạt được mục tiêu. Làm tốt chức năng lập kế hoạch sẽ tạo điều kiện để chuyên viên PTPL sẽ làm tốt các công việc khác. Lập kế hoạch không đơn thuần có bắt đầu và kết thúc rõ ràng, nó là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng được những biến động diễn ra trong quá trình hoạt động của đơn vị”.
“Chính vì vậy, lập kế hoạch là một kỹ năng quan trọng. Để thực hiện tốt kỹ năng này, chuyên viên cần đạt được các tiêu chí sau”:
- “Xác định rõ các công việc cần làm trong tháng/quí/năm”.
- “Có các kế hoạch phù hợp để đạt mục tiêu.
Kỹ năng tổ chức
“Tổ chức là phân chia công việc, sắp xếp các nguồn lực và phối hợp các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu chung”.
“Với chức năng tạo khuôn khổ cơ cấu của các nguồn lực cho thực hiện kế hoạch, chức năng tổ chức có ý nghĩa đặc biệt quan trọn. chuyên viên PTPL muốn hoạt động có hiệu quả trong mọi tình huống phức tạp, họ cần đạt các tiêu chí sau”:
- “Giải quyết công việc theo thứ tự ưu tiên;
- “Từ chối những công việc không quan trọng và không cấp bách”;
- Hoàn thành công việc đúng thời hạn, chất lượng tốt.
Kỹ năng thực hành phân tích phân loại hàng hóa: là việc áp dụng những kiến thức chuyên môn bằng các phương tiện, biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật để xác định đặc tính, tên hàng, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu và theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới. Chuyên viên PTPL cần đạt các tiêu chí sau”:
- Kỹ năng thực hành phân tích phân loại hàng hóa
- Kỹ năng sử dụng máy móc phân tích phân loại thành thạo, kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm đúng quy định, an toàn.
- Kỹ năng tin học văn phòng để tra cứu, soạn thảo văn bản, ....
1.2.2.3 Nhóm tiêu chi về thái độ, phẩm chất
Phẩm chất là cái làm nên giá trị của con người. Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội.
Phẩm chất, đạo đức cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng lực chuyên viên PTPL. Phẩm chất đạo đức cần của chuyên viên PTPL đó chính là sự trung thực, là ước muốn làm việc, luôn hành động một cách đúng đắn theo pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, có ý chí…
Phẩm chất đạo đức thể hiện qua được thể hiện qua thái độ đối với công việc một cách mẫn cán trung thực. Ứng xử tôn trọng đồng nghiệp và lãnh đạo, duy trì công việc khi có áp lực nặng nề. Chuyên viên PTPL có phẩm chất cá nhân, đạo đức nghề nghiệp là người yêu thích công việc và ứng xử tốt với đồng nghiệp.
Đối với công việc: tiêu chí thể hiện ở thái độ chuẩn mực, nghiêm túc, tuân thủ quy định pháp luật; có trách nhiệm, tinh thần vượt khó trong công việc để hoàn thành công việc được giao.
Thái độ ứng xử với (với đồng nghiệp, câp trên, khách hàng…): là khả năng ứng xử đúng mực với chuyên viên PTPL trong phòng và trong cơ quan; ứng xử đúng mực với cán bộ và công chức cấp trên. Ngoài ra, năng lực này còn thể hiện ở khả năng phối hợp trong công việc với đồng nghiệp và hải quan địa phương.
“Khả năng học hỏi và sáng tạo: thể hiện ở việc tiếp tục phát triển những kiến thức và kỹ năng đã được có ở hiện tại; khả năng nhận thức nhanh những kiến thức và kỹ năng mới về phân tich phân loại; không ngừng học tập để nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc; sẵn sàng học hỏi từ người khác, tìm kiếm các ý kiến phản hồi để học hỏi và nâng cao năng lực bản thân.
“Khả năng Sáng tạo trong công việc: là khả năng tìm cách giải quyết công việc một cách khoa học để đạt kết quả cao nhất; vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào trong công việc; khai thác được những thế.
Bảng 1.1. Khung năng lực của chuyên viên PTPL tại cơ quan kiểm định hải quan
”
TT Tiêu chí đánh giá I Kiến thức