Quy trình đánh giá năng lực chuyên viên chuyên viên thực hiện phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại cơ quan kiểm định hả

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHUYÊN VIÊN THỰC HIỆN PHÂN TÍCH PHÂN LOẠI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM ĐỊNH HẢI QUAN 6 (Trang 46 - 51)

III Thái độ và phẩm chất cá nhân”

2 Không ngừng học tập, học hỏi nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc.”

1.3.2. Quy trình đánh giá năng lực chuyên viên chuyên viên thực hiện phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại cơ quan kiểm định hả

phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại cơ quan kiểm định hải quan

Quy trình đánh giá năng lực chuyên PTPL hàng hóa xuất nhập khẩu là một chuỗi nối tiếp các hoạt động đánh giá có liên hệ mật thiết với nhau, nhằm tạo ra kết quả đánh giá trung thực, khách quan, khoa học. Quy trình về đánh giá chuyên viên PTPL tại cơ quan kiểm định hải quan như sau:

Bước 1: Xây dựng khung năng lực chuyên viên phân tích, phân loại

Khung năng lực là bảng mô tả tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ một cá nhân cần để hoàn thành tốt công việc.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cơ quan kiểm đinh, chức năng, nhiệm vụ của chuyên viên phân tích phân loại, cơ quan kiểm định hải quan xây dựng khung năng lực thường gồm 03 nhóm năng lực chính sau:

- Nhóm kiến thức chuyên môn: là các kiến thức về một lĩnh vực chuyên môn cụ thể cần để hoàn thành một công việc, mang tính đặc thù cho vị trí công

việc hoặc bộ phận mà cá nhân cần có để có thể đảm nhận vị trí công việc đó. - Nhóm kỹ năng quản lý: là các yêu cầu đối với các công việc có tính chất quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức và kỹ năng PTPL hàng hóa xuất nhập khẩu. Tùy theo tính chất phức tạp, mức độ và phạm vi quản lý mà mỗi chức danh có những yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực quản lý khác nhau.

- Nhóm thái độ và phẩm chất công việc: là khả năng yêu thích công việc PTPL của mình, khả năng ứng xử đúng mực với chuyên viên PTPL trong phòng và trong cơ quan, công chức cấp trên; phối hợp trong công việc với đồng nghiệp và hải quan địa phương. Ngoài ra còn thể hiện ở việc học hỏi.

Các năng lực trong khung năng lực được sử dụng làm tiêu chuẩn đánh giá chuyên viên. Như vậy, cơ quan kiểm định hải quan sẽ có một bức tranh toàn diện về các yêu cầu của công việc. Nó giúp phân biệt giữa các năng lực cần nâng cao, đào tạo thêm. Khi đánh giá chuyên viên PTPL có thể xác định được năng lực chuyên viên ở cấp độ nào ở các năng lực khác nhau. Nhờ vậy, cơ quan hải quan sẽ có cơ sở đánh giá có tính hệ thống và dễ dàng, chính xác hơn

Bước 2: Xác định mức độ yêu cầu năng lực chuyên viên PT, PL tại cơ quan kiểm định hải quan

“Căn cứ vào khung năng lực chuyên viên PTPL hàng hóa xuất nhập khẩu cần thiết đã được xây dựng, tác giả tiến hành thiết kế 2 mẫu phiếu gồm: Mẫu M1 dành cho chuyên viên PTPL tự đánh giá; Mẫu M2 dành cho Lãnh đạo, cấp trên. Thông qua phiếu điều tra để khảo sát và xử lý số liệu, tác giả biết được yêu cầu năng lực chuyên viên PTPL. Phiếu điều tra được thiết kế theo phương pháp cho điểm từ 1 đến 5. Người được hỏi sẽ cho điểm đánh giá năng lực theo 5 mức: với 1: Rất thấp; 2: Thấp; 3: Trung bình; 4: Cao; 5: Rất cao

kiểm định hải quan (thông qua điều tra theo các tiêu chí trong khung năng lực) Sau khi xác định được yêu cầu năng lực chuyên viên PTPL, tác giả thu thập thông tin thực tế tại cơ quan kiểm định hải quan thông qua điều tra các tiêu chí trong khung năng lực. Phiếu điều tra đánh giá theo 5 mức như yêu cầu năng lực. Thông tin được thu thập phải đa chiều, đầy đủ, chính xác, toàn diện và có căn cứ xác thực. Qua đó giúp biết được số điểm thực tế qua từng yêu cầu năng lực được cho điểm từ 1-5 điểm.

Bước 4: So sánh để tìm ra khoảng cách giữa yêu cầu và thực trạng, từ đó xác định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực

Sau khi khảo sát, xác định được yêu cầu năng lực và thực tế năng lực của chuyên viên PTPL hàng hóa xuất nhập khẩu, cơ quan tiếp tục thực hiện đánh giá chuyên viên, xác định khoảng cách năng lực (chênh lệch giữa cấp độ yêu cầu và cấp độ đạt được của mỗi chuyên viên sau khi được đánh giá) qua bảng so sánh. Trên cơ sở kết quả phân tích, so sánh để biết được các tiêu chí nào của chuyên viên kém trong khung năng lực, tiêu chí nào đã tốt cần phát huy. Qua đó, cơ quan có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu của chuyên viên PTPL.

Bước 5: Tìm nguyên nhân của những điểm yếu về năng lực

Qua bảng so sánh yêu cầu và kết quả khảo sát thực tế năng lực chuyên viên PTPL, cơ quan kiểm định sẽ biết rõ được chuyên viên nào đang yếu ở điểm nào. Từ đó dễ dàng tìm ra nguyên nhân tại sao có điểm yếu đó (do tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đãi ngộ,…)

Bước 6: Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực

Cơ quan kiểm định thông qua kết quả phân tích thực trạng năng lực chuyên viên PTPL hàng hóa xuất nhâp khẩu căn cứ làm cơ sở đưa ra những

giải pháp nhằm nâng cao năng lực của chuyên viên còn yếu kém như tuyển dụng, sử dụng chuyên viên, đào tạo nâng cao năng lực hoặc thay đổi chế độ đãi ngộ,…) . Bên cạnh đó, cần phải khuyến khích, động viên các chuyên viên phát huy, cố gắng phát triển những điểm mạnh để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHUYÊN VIÊN THỰC HIỆN PHÂN TÍCH PHÂN LOẠI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM ĐỊNH HẢI QUAN 6 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w