Đạo gi a: Giới này xem sinh tử như tiến trình trở về gốc “sống gửi, thác về”.

Một phần của tài liệu Sinh Tử (Trang 50 - 53)

- Ký ức luân hồ

3. Sinh tử theo đạo lý phương Đông.

3.3. Đạo gi a: Giới này xem sinh tử như tiến trình trở về gốc “sống gửi, thác về”.

về”.

Chân dung Lão tử

+ Lão tử (580-:-500) tCN : Ông biểu đạt sinh tử theo chủ nghĩa tự nhiên “Đã

biết được mẹ (Đạo) thì sẽ biết được con (vạn sự vạn vật). Đã biết được con thì quay về giữ mẹ. Hãy bố trí nơi chết để sau đó được sống” (Đạo Đức kinh, ch. 52).

Trang tử

- Sinh tử một thể : “Sinh tử là cái tương phụ tương thành chăng? Trên thực tế,

sinh tử đều nằm trong một thể. Tử là bắt đầu của sinh, sinh là chỗ nối tiếp của tử, ai biết được giềng mối (quy luật) ấy ?” (thiên Tri Bắc Du).

- Sinh tử siêu việt : “Bậc chân nhân thuở xưa không biết vui khi được sinh ra,

không biết ghét khi phải tử vong” (thiên Đại Tông Sư).

- Sinh tử bình đẳng : “Mọi người sinh ra là ứng với thời, rồi tử vong là thuận lẽ

trời (lẽ tự nhiên). Vui với thời và thuận đạo trời thì không bị vui buồn làm động tâm”

(Dưỡng Sinh chủ).

- Sinh tử thân giáo : Lúc sắp mất, đệ tử muốn lo hậu táng cho ông, ông dạy “Ta

lấy trời đất làm quan quách, lấy mặt trời mặt trăng làm vải liệm, lấy ngôi sao làm châu ngọc và vạn vật tiễn đưa ta, lễ tang ta đầy đủ như vậy há có gì là thiếu thốn ? Còn gì để mà đình đám hơn nữa !”. Đệ tử ông lại còn biện giải “Chúng con sợ chim muông ăn thịt thầy mất”. Ông nói tiếp “Ở trên đất thì sợ chim muông ăn thịt, ở dưới đất thì sợ dòi kiến đục khoét, nếu chọn cách này hay cách kia thì sao khỏi rơi vào thiên chấp?” (thiên Liệt Ngự Quan).

+ Đại thi hào Ba Tư Rumi (1207-:-1273) nhìn về cái chết rất tích cực: “Cái chết

là sự hoàn thiện các mục tiêu trên cõi đời. Nó chỉ là sự chấm dứt sự sống vật chất để con người từ thời gian trần thế chuyển sang thời gian thiên giới”.

+ Khalil Gibran (1883-:-1931) là một nghệ sĩ, nhà thơ và nhà văn Liban. Gibran được mọi người coi như một thiên tài bất tử, đã rất lạc quan: “Cái chết là một kết thúc

đối với đứa con của thế gian, nhưng là một bắt đầu đối với linh hồn, một khải hoàn của sự sống”. Bên phần mộ ông, người ta thấy có khắc dòng chữ: “Tôi đang sống giống như bạn, và tôi đang đứng cạnh bạn. Hãy nhắm mắt lại và nhìn quanh, bạn sẽ thấy tôi trước mặt bạn . . .”

+ Jiddu Krishnamurti (1895-:-1986) trong quyển “Nhật ký cuối cùng” đã mạnh dạn nói lên như sau: “Cái chết không phải là một chuyện gì ghê gớm cần né tránh

phân biệt (với sự sống), đúng hơn đấy là một người bạn theo ta từng ngày, trên từng cây số. Từ nhận thức này, sẽ phát sinh một ý thức kì diệu về cái Vô Cùng”.

+ Deepark Chopra (1946-:- ) cũng cho thấy cái chết thật linh thiêng: “Nó thay

thời gian bằng phi thời gian, nó mở rộng biên giới của không gian đến vô tận. Nó tiết lộ nguồn gốc sự sống và mang lại cái hiểu biết mới về những gì ngoài ngũ quan. Nó khám phá ra cái trí tuệ tiềm tàng tổ chức và duy trì sự sáng tạo”.

Một phần của tài liệu Sinh Tử (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w