Những danh ni lỗi lạc thời Đức Phật

Một phần của tài liệu Sinh Tử (Trang 103 - 105)

- Chú Giải Trưởng Lão Ni Kệ - Paramātthadīpanī Therīgāthā ...

5) Câu chuyện cô bé dệt vải ngộ đạo với niệm tử: Một điển hình tutập “Niệm tử” để nhận thức lẽ thật sinh tử. tập “Niệm tử” để nhận thức lẽ thật sinh tử.

Trong kinh Pháp Cú, đức Phật đã chỉ dạy lẽ thật Duyên khởi nơi bài kệ số 170 và phương pháp niệm tử với bài kệ số 174 (Cô bé dệt vải) nhằm tỉnh giác và không phải bị động trước sự việc sinh tử nữa.

Như bọt nước hợp tan Tựa ảo ảnh chập chờn

Ai thấy đời là thế Vượt tầm mắt tử thần

(Bài kệ số 170) ***

Như chim thoát khỏi lưới, Rất ít đi thiên giới.

(Bài kệ số 174)

Một ngày nọ, khi Thế Tôn quán sát thế gian vào sáng sớm, Ngài nhìn thấy cô con gái của người thợ dệt xuất hiện trong mạng lưới trí giác của Ngài. Khi thấy cô bé, Ngài tự hỏi “Những gì sẽ xảy ra”? Ngài nhận biết diễn tiến tiếp theo: “Từ ngày nghe Ta thuyết Pháp, cô gái này đã thực hành quán niệm sự chết được ba năm. Ta sẽ đến và hỏi cô gái ấy bốn câu, Ở từng câu, cô bé sẽ trả lời đúng, và Ta sẽ khen cô gái. Ta sẽ giảng câu kệ: “Ðời này thật mù quáng”. Cuối thời giảng, cô gái ấy sẽ chứng quả Nhập Lưu. Nhờ vậy, bài pháp của ta sẽ đem lại lợi lạc cho nhiều người”. Do vậy, Thế Tôn cùng năm trăm vị Tỷ-kheo rời Jetavana, lên đường đến tịnh xá Aggālava.

Dân chúng Ālavī nghe tin Thế Tôn đến, họ vào tịnh xá thỉnh Phật thọ trai. Cô gái con người thợ dệt cũng nghe tin ấy, lòng tràn đầy hân hoan, cô nghĩ: “Thế Tôn đã đến, bậc từ phụ của ta, bậc đạo sư, bậc thầy quý kính dung mạo như trăng rằm, Đức Phật Gotama đã đến”. Cô suy xét: “Bây giờ, lần đầu tiên trong ba năm nay, ta có thể gặp lại Thế Tôn, người có thân sắc vàng chói. Giờ đây ta có thể đi nghe Ngài thuyết Pháp vi diệu thấm đầy mật ngọt”.

Khi cô nghĩ như vậy thì cha cô, trước khi đến xưởng dệt, đã dặn cô: “Này con, trên khung cửi của cha còn một khổ vải chưa dệt xong, cha phải dệt xong trong hôm nay. Con hãy quấn chỉ vào thoi cho đầy và mang gấp đến cho cha”. Cô gái nghĩ thầm: “Ta rất mong được nghe đức Phật thuyết Pháp, nhưng cha ta đã căn dặn như thế. Ta sẽ đi nghe pháp hay đánh sợi cho cha ta”? Cô nghĩ tiếp: “Nếu ta không mang thoi đến, cha ta sẽ đánh ta. Vậy thì phải đánh sợi cho đầy thoi, đem đến cho cha, sau đó ta sẽ đi nghe Pháp”. Nghĩ vậy, cô ngồi xuống ghế và đánh sợi.

Dân chúng Ālavī đã chờ đợi Đức Thế Tôn, sau khi cúng dường vật thực, và khi bữa ăn được kết thúc, họ dọn bát và chờ nghe Ngài chỉ dạy. Nhưng Ðức Thế Tôn chỉ

nói: “Ta thực hiện chuyến đi dài ba mươi dặm này chỉ vì một cô gái, cô ấy chưa có mặt được. Khi cô ấy đến, Ta sẽ giảng pháp”. Vì thế, Ngài ngồi im, thính chúng cũng lặng yên đợi chờ.

Sau khi đã đánh thoi xong, cô gái bỏ vào giỏ và đem đến xưởng dệt cho cha. Trên đường đi, cô dừng lại ngoài vòng thính chúng và chăm chú nhìn Ðức Phật. Thế Tôn ra dấu và nhìn cô chăm chú. Với cái nhìn chăm chú của Ngài, cô hiểu ý: “Ðức Bổn Sư ngồi trong hội chúng, tỏ dấu nhìn ta với ý muốn ta đến gần, Ngài muốn ta đến nghe pháp vào ngay lúc này”. Do vậy, cô đặt giỏ xuống đất và lại gần Đức Phật.

Vì sao đức Thế Tôn chăm chú nhìn cô bé? Vì Ngài biết rằng “Nếu cô gái này đi tiếp cô sẽ chết như là một phàm nhân, kiếp sau của cô sẽ không chắc chắn. Nhưng nếu cô bé đến nghe pháp, cô sẽ chứng Đạo và Quả đầu tiên và chắc chắn sẽ tái sanh lên cõi trời Ðâu-suất”.

Sau khi đến gần Đức Phật và cung kính đảnh lễ, cô gái trẻ im lặng ngồi vào giữa thính chúng vây quanh Thế Tôn. Rồi Ðức Thế Tôn hỏi cô bốn câu hỏi:

1. - Con từ đâu đến đây?

Một phần của tài liệu Sinh Tử (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w