- NGHĨ VỀ SỰ CHẾT - ĐGM Gioan B. Bùi Tuần
6) An táng (E: burial, funeral) : Trước năm 1963, Giáo hội theo tinh thần củathần học Mục vụ (pastoral theology) buộc hình thức an táng phải là địa táng (E: thần học Mục vụ (pastoral theology) buộc hình thức an táng phải là địa táng (E: entombment; F: enterrement) và nghiêm cấm việc hỏa táng (E: cremation; F: cremation, incineration) vì cho đó là đồng nghĩa với việc chối bỏ niềm tin vào sự phục sinh, là không kính trọng thân xác, vì thân xác đã được coi là một chi thể của Thiên Chúa, là đền thờ của Chúa Thánh Thần (Ngôi thứ 3). Sau năm 1963, Giáo hội lại cho phép hỏa táng nếu vì lý do chính đáng (lý do kinh tế, chính trị …).
Xem thêm:
Giải đáp 101 câu hỏi về cái chết và sự sống vĩnh hằng– Lm. Phan Đình Cho – Đại học Georgetown, WA. D.C. – USA. NXB Tôn Giáo 2009.
6.2.3. Con người và an tử - trợ tử (E: good death, euthanasia - assistedsuicide; F: bonne mort, euthanasie - suicide assisté) : Vấn đề an tử-trợ tử đã được bày suicide; F: bonne mort, euthanasie - suicide assisté) : Vấn đề an tử-trợ tử đã được bày tỏ nơi các Tuyên ngôn 1,2,3 của Hội Thánh, nơi Giáo lý Công giáo và nơi Thần học Luân lý (moral theology) với các nội dung sau :
- Sự sống là điều thánh thiêng phải được tôn trọng một cách tuyệt đối, bởi vì sự sống là do Thiên Chúa ban tặng cho con người và chỉ có Thiên Chúa mới có quyền lấy lại được. Không ai có quyền hủy hoại sự sống.
- Theo giáo huấn của Kitô giáo thì đau khổ trong những giờ phút cuối của cuộc đời có một vị trí đặc biệt trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa; quả thật chịu đau khổ là thông phần với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô và là hiệp nhất với hy tế cứu chuộc mà Chúa Kitô đã dâng lên trong sự vâng phục thánh ý Chúa Cha.
- Trước đau đớn và đau khổ, người bệnh có thể chạy đến bí tích Thánh Thể qua việc rước lễ và chuẩn bị cho việc chết lành qua việc lãnh nhận bí tích Xức Dầu, phó thác cho Chúa Kitô đau khổ và vinh hiển để Người an ủi và cứu rỗi.
- Qua cái chết, Thiên Chúa gọi chúng ta về với Người. Như vậy, với cái chết, người Kitô hữu có thể mong ước như Thánh Phaolô: “Ao ước của tôi là ra đi để được
ở với đức Kitô”.
Vì thế, chẳng những Kitô giáo mà Do Thái giáo, Hồi giáo cùng gốc Abraham - tổ phụ của dân Do Thái - đều chống đối và kết án an tử - trợ tử dưới mọi hình thức chủ động hay thụ động, tất cả đều là sự giết người.
Xem thêm: