Sinh tử theo quan điểm tôn giáo vô thần Phật giáo.

Một phần của tài liệu Sinh Tử (Trang 82 - 86)

- Tính Chất Vô Luân Của An Tử Và Trợ Tử – Đại Chủng viện

7. Sinh tử theo quan điểm tôn giáo vô thần Phật giáo.

Hình ảnh Sinh Tử của Phật Thích Ca

Khi đức Phật qua đời, ngài thị giả Anan lúc đó mới đạt được quả vị thánh thứ nhất Tu đà hoàn, đã không kìm giữ được khóc than. Bấy giờ ngài A-na-luật đã ở quả vị thánh thứ tư A-la-hán, đã bình thản nói với Anan “Ông Anan! Có phải đức Phật đã

từng dạy chúng ta rằng những gì do duyên hợp sẽ sinh ra, tồn tại và đều đi đến tan rã? Duyên hợp xuất hiện tất có thành, rồi lại mất đi tất có hoại, và khi duyên hợp đó hết - tịch tịnh hiện tiền“.

Theo Tương Ưng Bộ kinh (Saṃyutta Nikāya), Tăng Chi Bộ kinh (Aṅguttara Nikāya) số 92, Trường Bộ kinh (Dīgha Nikāya) với kinh Đại Duyên (Mahānidāna- sutta), chân lý Duyên khởi được phát biểu như sau:

Cái này có vì cái kia có

Cái này không vì cái kia không Cái này sinh vì cái kia sinh Cái này diệt vì cái kia diệt.

Hay:

Cái này có, cái kia hình thành Cái này hiển hiện, cái kia sinh ra

Cái này không có, cái kia không hiển hiện Cái này chấm dứt, cái kia không sinh ra

Đây là chân lý khách quan Duyên khởi, biểu hiện mọi sự vật trong vũ trụ đều hình thành từ các Duyên (bản chất Vô ngã). Các Duyên này luôn thay đổi (hiện tượng

Vô thường) do tương tác nhau, mang tính quy luật tự nhiên:

- Thành Trụ Hoại Không (萬 萬 萬 萬; E: Formation, Stability or Development,

Dissolution or Disintegration, Void): Đó là Thành (từ chưa có trở nên có), Trụ (tồn tại

nữa). Đây là tứ tướng (=bốn tướng trạng) của mọi sự vật trong vũ trụ hình thành từ các Duyên (= pháp hữu vi) sinh ra, hiện hữu một thời gian, biến đổi hư hao, và hủy diệt.

- Sinh Trụ Dị Diệt (萬萬萬萬; E: Birth, Stay, Change or Decay, Death): Đây là cách nói của tứ tướng đối với mọi sinh vật (Sinh tướng, Trụ tướng, Dị tướng, Diệt tướng). Có nơi xem cách nói này là tứ tướng đối với tâm con người.

- Sinh Lão Bệnh Tử 萬萬萬萬; E: Birth, Aging, Sickness, Death): Đây là cách nói của tứ tướng đối với thân con người (Sinh tướng, Lão tướng, Bệnh tướng và Tử tướng). Vấn đề sinh tử của con người qua nguyên lý Duyên khởi sẽ được trình bày trên 2 cấu trúc sau :

- Cấu trúc 12 duyên : Nhằm để phá tà kiến về một Đại ngã (Đấng tạo hóa).

- Cấu trúc 5 duyên (= 5 ấm hay 5 uẩn) : Nhằm để phá kiến chấp về một Tiểu ngã (bản ngã, cái ta).

Theo Phật giáo, mỗi sinh vật đều hình thành bởi một số đặc trưng - không giống nhau - các duyên (# yếu tố), và trong tiến trình chuyển hóa, số các duyên này có những thay đổi tăng hay giảm. Ở vị trí con người, số duyên đặc trưng này là 12 và có các tên gọi sau : vô minh, hành, thức, danh sắc, lục căn, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử.

Mười hai duyên này thể hiện về tính khác biệt, nhưng tương tác nhau, và từng duyên có những biến đổi về lượng theo thời gian. Tổ hợp, có 24 trường hợp tương quan của 12 duyên này, một trường hợp đặc trưng trong số này là tính Nhân Quả của chuỗi các duyên theo thứ tự (xem hình) :

Do vô minh tạo điều kiện, hành phát sinh, Do hành tạo điều kiện, thức phát sinh … hoặc

Tùy thuộc nơi vô minh, hành phát sinh, Tùy thuộc nơi hành, thức phát sinh …

Cần để ý rằng 12 duyên này không phải là một chuỗi nhân quả kế tiếp nhau, mà mỗi duyên có thể là Nhân hay Duyên cho một duyên khác. Nhiều duyên trong 12 duyên có thể khởi động cùng lúc, nhưng có tác động một cách độc lập. Trong kinh Đại Duyên (Maha Nidana) thuộc, đức Phật nói : “ Vì không hiểu biết thấu đáo giáo lý 12

duyên này, nên chúng sinh sống trong cảnh rối loạn như tơ vò ”.

1) Vô minh (萬萬; P: Avijjā; S: Avidyā): Vô minh không phải là yếu tố đầutiên của kiếp sinh tồn, là nguồn gốc cùng tột của vạn vật, đức Phật từng dạy : “Này chư tiên của kiếp sinh tồn, là nguồn gốc cùng tột của vạn vật, đức Phật từng dạy : “Này chư

tỳ khưu, dòng sinh tồn quả thật vô thỉ, không thể tìm ra một khởi điểm”. B. Russell

cũng đã nhận thức như sau: “Không có lý do nào để giả định thế gian này có một khởi

điểm. Ý niệm rằng sự vật có một khởi điểm, thật ra đó là do trí tưởng tượng quá nghèo nàn của chúng ta”.

chấp ngã, hình thành phiền não chướng. Cũng thế, với nhận thức sai lầm về ngã (chấp

ngã) thay vì vô ngã, về thường thay vì vô thường … dễ đưa tới chấp pháp, hình thành

sở tri chướng.

Vô minh lúc nào cũng là một duyên tai hại làm cho chúng ta bị lệ thuộc vào mọi sự mọi vật, bị ràng buộc vào sinh-tử tử-sinh vô cùng tận.

Một phần của tài liệu Sinh Tử (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w