Luận về vấn đề Hộ niệm lúc lâm chung theo kinh tạng Nikaya

Một phần của tài liệu Sinh Tử (Trang 98 - 103)

3)Câu chuyện điên loạn vì mất tất cả người thân của bà Paṭācārā.

Một điển hình vượt qua khủng hoảng tâm lý khổ đau trước sự mất mát, bằng sự thấu rõ lẽ thật sinh tử.

Tỳ-kheo Ni Paṭācārā vốn là một quả phụ đau khổ và tuyệt vọng, do vậy, sau khi xuất gia, cô là người rất tích cực trong việc giúp đỡ những phụ nữ bất hạnh. Khi còn

trẻ, Paṭācārā đắm chìm theo những lạc thú thế gian và phóng túng trong đời sống tình cảm. Cô là con gái của một gia đình trung lưu. Được cha mẹ dạy dỗ và săn sóc chu đáo, và cho ở tầng trên của ngôi nhà. Thế nhưng, bất chấp lời cảnh báo và răn dạy của cha mẹ, cô đã đem lòng yêu một đầy tớ nam trong nhà. Khi biết cha mẹ mình sắp sửa gả mình cho một thanh niên đồng giai cấp, cô đã bí mật sắp xếp để trón đi cùng người yêu cao bay xa chạy và định cư tại một ngôi làng xa xôi, hẻo lánh.

It năm sau, Paṭācārā mang thai, ngày lâm bồn gần kề cô muốn trở về nhà cha mẹ để sanh con. Thế nhưng, người chồng đã ra sức thuyết phục cô từ bỏ ý định đó, vì anh ta sợ phải chịu sự trừng phạt vì tội đã dụ dỗ cô dạo trước. Thế rồi một ngày nọ, nhân lúc chồng đi vắng, cô đã bỏ về nhà cha mẹ. Dọc đường cô đã bị chồng đuổi kịp, và sau đó, cô đã hạ sanh một bé trai. Không còn lý do gì phài đi tiếp, họ đã cùng về lại căn nhà cũ nơi ngôi nhà hẻo lánh.

Vài năm sau, cô lại có mang. Một lần nữa, cô lại cố gắng trở về nhà cha mẹ mình cùng đứa con trai lớn, nhưng cũng như lần trước, cô lại chuyển bụng dọc đường. Khi người chồng kiếm được cô thì trời đã tối, anh ta liền đi vào khu rừng gần đó tìm một ít nhánh cây để che tạm một túp liều cho vợ và con. Khi anh vừa đi thì cũng là lúc cô chuyển dạ và hạ sinh đứa con trai thứ hai, chính ngay lúc ấy, anh chồng lại bị một con rắn độc cắn chết tại chỗ.

Màn đêm càng lúc càng dày đặc vây bủa khu rừng hoang vắng, suốt đêm cô bồn chồn sốt ruột chờ chồng trở về. Thêm vào nỗi tuyệt vọng của cô, một trận bão kéo tới, sấm chớp nổi lên, trời bổng chốc đổ mưa. Suốt cả đêm cô ôm hai đứa con vào lòng và tiếp tục chờ đợi, nhưng người chồng vẫn bặt vô âm tín. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, cô vội vã đi tìm chồng, và đã tìm thấy thi thể ông đã chết từ đêm qua.

Khóc than cay đắng, Paṭācārā ẳm con đi đến bến sông, và phải vượt qua con sông này mới về đến nhà cha mẹ cô. Do mưa lớn suốt đêm, mực nước trên sông dâng cao và chảy xiết. bấy giờ, cảm thấy sức lực quá yếu, không thể cùng lúc bồng cả hai

sinh lội qua bờ bên kia. Sau khi đặt con xuống nơi an toàn, cô lội trở về để đưa đứa con lớn qua sông. Khi đến được giữa dòng, bỗng cô trông thấy một con diều hâu sà xuống quắp lấy đứa bé sơ sinh và bay mất hút trên bầu trời. Khi cô hoảng hốt hét to để đuổi con diều dâu, đứa con trai lớn lại tưởng mẹ nó đang gọi, nên liền nhảy xuống sông và lập tức bị nước cuốn phăng đi ngay trước mắt người mẹ trẻ. Trong vòng một đêm mà cô đã bị mất cả chồng lẫn hai đứa con.

Kiệt sức và tuyệt vọng, Paṭācārā cố gượng chút hơi tàn lê lết tấm thân đi vào thị trấn nơi có nhà cha mẹ mình. Khi đến nơi, cô gặp một người đàn ông và hỏi thăm về cha mẹ mình. Ông ta cầu xin cô đừng hỏi gì nữa, nhưng cô vẫn một mực năn nỉ. Cuối cùng, với vẻ mặt buồn rầu, người đàn ông chỉ xuống nền đất hỏa táng và bảo cha mẹ cô đã thiật mạng do căn nhà bị sập trong trận bão đêm hôm trước. Cha mạ già và đứa em trai duy nhất của cô đều đã chết, và thi thể của họ hiện đang được hỏa thiêu trên giàn hỏa.

Vừa nghe xong tin kinh hoàng ấy cô đã hoàn toàn trở nên điên dại. Cô tự xé rách áo quần và chạy trần truồng trên đường. Mọi người đều gọi cô là bà điên và ném đủ thứ rác rưởi vào người cô. Tuy nhiên, nhờ nhiều phẩm chất của bản thân, cô đã bị đuổi vào trong Kỳ Viên Tịnh xá, nơi Đức Phật dang thuyết pháp với hội chúng đông đảo vây quanh. Cô chạy bổ về phía Đức Phật, dù cho nhiều người đã cố xua cô ra khỏi đạo tràng. Khi cô đến trước đấng Từ phụ, một nam cư sĩ đã tử tế quàng chiếc áo khoát của mình cho cô. Paṭācārā cúi đầu đảnh lễ Đức Phật và tuôn trào những nỗi bi thống muôn trùng như đại dương của đời mình. Đức Từ phụ đã an ủi và xoa dịu nỗi đau của cô bằng một bài kệ:

Ai sống một trăm năm, Không thấy pháp sanh diệt, Tốt hơn sống một ngày, Thấy được pháp sanh diệt.

Ngài đã giúp cô tỉnh táo trở lại ngay lúc ấy. Cô ngồi yên lặng và chú tâm nghe pháp. Cuối thời Pháp, Paṭācārā xin xuất gia. Sau khi trở thành một Tỳ-kheo Ni, cô đã tinh tấn tu tập cho đến khi đạt được quả vị tối thượng của đời phạm hạnh. Những thi kệ của Tôn giả Paṭācārā trong kinh Tiểu bộ, tập 3, Trưởng Lão Ni Kệ (113) phản ảnh rất rõ sự giác ngộ và chứng đắc của cô.

Là một vị trưởng lão ni nhiều kinh nghiệm, Tôn giả có nhiều đệ tử xuất gia. Tôn giả có đủ khả năng cho họ những lời chỉ dạy thích hợp và hướng dẫn họ đạt đến giác ngộ. Tôn giả đã vượt lên trên những bi kịch của đời mình và đã trở thành một nhà trị liệu tâm lý hiệu quả đối với những người bị tâm bệnh và bị trấn kích tinh thần.

4)Câu chuyện khổ đau vì mất con của bà Kisagotami:

M t đi n hìnhộ ể nhận thức lẽ thật lời dạy của đức Phật về quy luật phổ cập của

sinh tử trong Trưởng Lão Ni Kệ (Dhp 114):

Vào thời Đức Phật, có một người phụ nữ tên là Kisagotami vừa bị mất đứa con duy nhất. Không chấp nhận sự thật đau lòng này, bà ta chạy đi khắp nơi, hỏi thăm từng người một, hòng tìm thuốc cứu sống đứa con mình. Người ta nói với bà có thể đức Phật có liều thuốc ấy.

Kisagotami liền đến gặp đức Phật, với lòng tôn kính, bà hỏi: “Lạy Phật, ngài có thể làm ra thuốc để hồi sinh mạng sống cho con của con không?

Ta biết có một liều thuốc như thế” – Đức Phật đáp lời bà. “Nhưng để chế tạo thuốc, ta cần phải có nhiều thành phần”.

Cảm thấy nhẹ lòng, người phụ nữ liền hỏi: “Đó là những thành phần nào? Phật có thể cho con biết không?

Con hãy mang cho ta một nắm đầy hạt cải mù tạt” – Đức Phật nói với bà.

Người phụ nữ hứa sẽ mang đến nhiều hạt mù tạt như lời Phật yêu cầu. Trước khi người phụ nữ quay đi, Phật còn dặn thêm: “Ta cần những hạt mù tạt lấy từ một gia đình và gia đình này chưa từng có trẻ con, vợ chồng, cha mẹ hay người hầu bị chết”.

Người phụ nữ đồng ý và bắt đầu đi từ nhà này sang nhà khác để tìm những hạt mù tạt. Tại mỗi nhà bà đến, mọi người đều đồng ý cho bà những hạt mù tạt, nhưng khi bà hỏi đã từng có ai chết trong nhà chưa thì bà không tìm được ra một gia đình nào chưa từng có người qua đời – có gia đình thì có con gái qua đời, có gia đình thì đã có người hầu chết, gia đình khác lại có chồng hoặc cha, mẹ lâm chung … Kisagotami không tài nào tìm được một gia đình không từng trải qua khổ đau của chết chóc.

Theo đó, bà bừng tỉnh không chỉ riêng mình hứng chịu nỗi đau buồn này, bà liền rời xác đứa con và trở lại gặp Phật. Phật nói trong sự thương cảm vô biên: “Con nghĩ rằng chỉ có con mới mất mát đứa con thôi sao? Sinh tử là quy luật tự nhiên chi phối lên tất cả vạn vật, đó là vô thường”.

Ngay khi đức Phật kết thúc, Kisagotami đã chứng thánh quả Nhập Lưu, và bà xin được phép xuất gia.

Xem thêm :

Một phần của tài liệu Sinh Tử (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w