Joan Halifax (1942:…): Nhà nhân chủng họ cy khoa nước Mỹ, sáng lập viên đạo tràng Thiền Hòa Bình, là người chăm sóc các bệnh nhân đã bị bệnh viện “chê”

Một phần của tài liệu Sinh Tử (Trang 122 - 124)

viên đạo tràng Thiền Hòa Bình, là người chăm sóc các bệnh nhân đã bị bệnh viện “chê” tại các trung tâm Hospice với tư tưởng Phật giáo. Bà cho rằng sự chết là một ông thầy quan trọng đối với người Phật tử thông qua chánh niệm về cái chết. Sự chết là cơ hội độc đáo nhất để đi tới giác ngộ. Một người đàn ông bị bệnh AIDS được bà chăm sóc ở bang Georgia đã nói với bà : “Cô biết không, tôi rất vui vẻ vì cô đã giúp tôi biết Anicca

(vô thường). Anicca đã giúp tôi rất nhiều, tôi đã nghĩ rằng khi chết tôi sẽ mang theo căn bệnh này vào vĩnh cửu, và tôi chắc sẽ đau khổ lắm. Nhưng nay biết rằng căn bệnh của tôi chỉ là tạm thời, là vô thường nên tôi có thể chịu đựng được nó đến cùng”.

Healing & Spirituality | Facing death - The Buddhist Channel

- Goh Pik Pin (1962-:-…) : Tiến sĩ y khoa người Malaysia, trưởng ban tư vấn thuộc trung tâm chăm sóc người bệnh nặng đang hấp hối, chi nhánh của Hiệp hội Phật giáo Losang Dragpa, cho rằng : “Chết là điều chắc chắn, chỉ không chắc khi nào nó

đến. Chúng ta cần làm quen, chuẩn bị tâm lý thật tốt cho việc đón nhận cái chết, đồng thời có những tác động tốt trên chín dấu hiệu chứng tỏ sự tan rã của thân và biến đổi của tâm nhằm tạo được trạng thái bình an và lợi lạc vào những lúc cuối cuộc đời. Những người không được chuẩn bị kỹ phải đối diện với cái chết như thế nào, thường lâm vào nỗi sợ hãi khủng khiếp nhất trong đời người và cũng vì thế mà thường để lại cho người thân mình những hậu quả đáng tiếc”.

7.8. Vấn đề an tử-trợ tử : Các tôn giáo lớn trên thế giới ngay từ khởi thủyrất ít đặt ra vấn đề an tử-trợ tử, Phật giáo cũng không nằm ngoài sự kiện đó. Tuy rất ít đặt ra vấn đề an tử-trợ tử, Phật giáo cũng không nằm ngoài sự kiện đó. Tuy nhiên, trước vấn đề của thời đại, Phật giáo cũng đã xuất hiện 2 xu hướng.

1) Xu hướng không tán thành: Trích dẫn trong Vinaya Pitaka (Luật tạng)có 3 trường hợp ghi chép được cho là bị đức Phật Thích Ca khiển trách. có 3 trường hợp ghi chép được cho là bị đức Phật Thích Ca khiển trách.

1/ Năm vị tỳ khưu hiểu sai lời Phật dạy, đã tìm cách tự vẫn - một mưu toan tự tử tập thể không khác gì vụ tự tử tập thể của giáo phái Đền Mặt Trời ngày nay.

2/ Sáu vị tỳ khưu xúi dục người đàn bà kết liễu đời sống của chồng mình, do bị bệnh nặng với đau đớn cùng cực.

3/ Vị tỳ khưu - quá già yếu, mắc bệnh nan y, đau khổ triền miên – yêu cầu vị tỳ khưu đồng tu giúp ông sớm chết.

2) Xu hướng tán thành : Đã phê phán 3 trường hợp trên với các lập luậnnhư sau: như sau:

- Trường hợp đầu tự tử do hiểu sai, tương tự như bị bế tắc làm quẩn trí đưa tới tự tử sai lầm.

- Trường hợp 2 và 3 có lẽ thiếu chính xác, vì nội dung vấn đề không được biện giải minh bạch và thiếu tính thuyết phục trên nền tảng giáo lý căn bản của đạo Phật, qua các khía cạnh sau.

1/ Khía cạnh nghiệp : Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật chỉ rõ : “ Này các tỳ

khưu, chính tác ý (cetana : ý muốn) ta gọi là nghiệp; vì sau khi tác ý, người ta hành động bằng thân-khẩu-ý…”. Theo đó, nếu sát sinh không phải là do tâm sát sinh gây nên

thì không phải là ác nghiệp, và kết quả là không phải sợ hãi, hận thù khiến cho tâm phải khổ đau.

2/ Khía cạnh đạo đức : Cũng cần nhắc lại ý nghĩa Từ Bi-Trí Tuệ từ bài kinh Giáo Giới La Hầu La (Trung Bộ Kinh, 61), đây là nguyên tắc đạo đức cơ bản của Phật giáo như sau:

Một phần của tài liệu Sinh Tử (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w