Triết gia Hy Lạp cổ đạ i:

Một phần của tài liệu Sinh Tử (Trang 54 - 58)

- Ký ức luân hồ

4. Sinh tử theo triết lý phương Tây.

4.1. Triết gia Hy Lạp cổ đạ i:

+ Thales (624-:-547) tCN: Tư tưởng chính trong triết học của ông là vạn vật lưu

chuyển. Vì thế, ông cho rằng sinh tử của con người chỉ là sự biến dạng mà không nên

sợ hãi hay lo lắng.

+ Heracletos (535-:-475) tCN: Tư tưởng chính trong triết học của ông là vạn

vật không có đấng thụ tạo. Tất cả đều giống nhau là chuyển đổi theo những chu kỳ,

nhất định. Vì thế, ông cho rằng sinh tử chỉ như một chu kỳ của ngọn lửa. Ông còn nói

“So với phân rác, thì cái xác chết này càng phải rời bỏ”.

+ Pythagoras (580-:-520) tCN: Ông cho rằng thể xác là nhà lao trói buộc linh hồn (= tinh thần, ý thức), và chết là linh hồn được giải thoát tạm thời, vì thế mà không nên sợ hãi. Linh hồn không hoàn toàn tách rời khỏi thể xác cũ, tuy nhiên sau một thời gian sẽ chuyển sang một kiếp sống mới, nơi một thể xác mới. Ông còn tin vào nhân quả báo ứng, tương truyền rằng có lần nọ ông nhìn thấy một người đánh đập con chó, ông đến van xin người ấy dừng tay, vì ông cảm nhận từ âm thanh con chó là linh hồn của người bạn ông đang ẩn náu trong đó.

- Linh hồn : là kết hợp bởi những nguyên tử tinh vi, không nhìn thấy được. Theo ông, chết chẳng qua là hiện tượng phân hủy các nguyên tử một cách tự nhiên, là điều không thể tránh được. Ngay cả Chúa cũng không phải là không chết, mà chỉ là chế ngự cái chết lâu dài hơn chứ không thể hưởng thụ bản tính bất tử được. Vì thế chỉ có người ngu xuẩn mới lo buồn và sợ hãi cái chết.

+ Socrates (469-:-399) tCN: Triết gia lớn của Hy Lạp ông cho rằng bậc đại nhân muốn sống có ý nghĩa thì cần phải phản tỉnh với những chuẩn mực cao thượng, Và đối với cái chết tất phải có dũng khí chết đúng chỗ, chết đúng lẽ, chết đúng thời một cách bình tỉnh, thong dong. Socrates bị tòa án Athens kết án tử hình bằng cách phải tự uống thuốc độc chết.

+ Plato (427-:-347) tCN: Tư tưởng chính của ông là học thuyết ý niệm (theory of ideas), học thuyết này chia vũ trụ thành 2 phần là thượng giới = thế giới ý niệm và

hạ giới = thế giới hiện thực. Ông kế thừa quan điểm của Pythagoras cho rằng chềt là

phóng thích linh hồn bất tử ra khỏi thể xác. Ông cho rằng khi hình thành con người xương thịt, thì linh hồn sẽ bước vào hạ giới có tính biến hóa sinh diệt, và khi cái chết đến, chính là lúc mà linh hồn trở về thượng giới nên không có gì đáng lo sợ.

+ Aristotle (384-:-322) tCN: Ông cho rằng con người là động vật có lý tính (= linh hồn), lý tính này hàm chứa 2 loại :

- Năng động : có tự do, không chịu ảnh hưởng của cảm giác thể xác, bất tử.

- Thụ động : có tính đối nghịch với loại năng động.

Và khi chết, chỉ có thể xác và lý tính thụ động mất đi, còn lý tính năng động thì trường tồn.

+ Epicure (341-:-270) tCN: Ông kế thừa nguyên tử luận của Democritos, đặt mục tiêu cuộc sống trên cảm giác và hưởng thụ. Vì thế, ông cho rằng vạn vật tương đồng do các nguyên tử ngẫu nhiên cấu thành, nên khi chúng tổ hợp lại có cảm giác thì gọi là sinh và khi chúng ly tán đi không còn cảm giác nữa thì gọi là tử, vì thế tất cả đều chẳng liên can gì đến ta. Khi sống thì cần khỏe mạnh về thể xác qua ăn uống và hưởng thụ hạnh phúc tinh thần bằng trí tuệ triết học để vừa không sợ hãi cái chết, vừa không

chán ghét sinh tồn.

Một phần của tài liệu Sinh Tử (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w