- Ký ức luân hồ
4. Sinh tử theo triết lý phương Tây.
4.3. Triết gia phương Tây đương đại.
+ K. Marx (1818-:-1883): Triết gia nước Đức với tư tưởng duy vật biện chứng. Ông cho rằng “ Đến tuổi tác nhất định – vì sao phải đi gặp Thượng Đế - điều đó hoàn
toàn là vấn đề chẳng có gì quan trọng ”. Ông nhấn mạnh, trước lúc lâm chung, thứ
duy nhất mà ông yêu cầu là sự an tĩnh.
+ F. Nietzsche (1844-:-1900): Triết gia nước Đức với tư tưởng siêu nhân , đó là tinh thần siêu nhân qua 3 bước thay đổi với các biểu tượng - Lạc đà : chịu đựng gian nan - Sư tử : tự do - Trẻ sơ sinh : sáng tạo. Chỉ có tinh thần sáng tạo mới làm sự sống phong phú, thành tựu và cái chết thành công. Ông nói “Khi quí vị chết, tinh thần và
đạo đức của quí vị huy hoàng như chiếc cầu vòng phản chiếu cả thế giới, nếu không thì cái chết của quí vị sẽ nhuốm màu thất bại”.
+ B. Russell (1872-:-1970): Nhà toán học, triết gia nước Anh với tư tưởng
khoa học. Ông cho rằng “Tôn giáo là nơi hàm tàng nhiều nỗi sợ hãi - sợ hãi về thần bí, sợ hãi về thất bại, sợ hãi về cái chết. Nếu vì chúng ta không tránh khỏi cái chết mà sợ hãi, mà đau buồn thì chẳng ích lợi gì, trái lại cần phải kiến lập tư tưởng cao thượng để giúp cho chuỗi ngày ngắn ngủi của chúng ta có được đầy đủ phẩm chất cao quí, chứ không nô lệ cho vận mệnh làm nhu nhược tinh thần”.
+ K. Jaspers (1883-:-1969): Triết gia Đức với tư tưởng tồn tại (existentialism), được xây dựng từ sự dung thông tư tưởng Đông Tây. Ông cho rằng “ Làm triết học chính là học tập cái chết. Chủ nghĩa tồn tại là triết học xuất phát từ sự cảm nhận sâu sắc, rõ ràng, chính xác, chân thiết nơi sự tồn tại kinh hoàng của con người, cho nên kinh hoàng có thể phản tỉnh con người sâu sắc nhất. Có 4 tình huống ngoài lề khiến con người kinh hoàng, đó là cái chết, gian khổ, đấu tranh và tội lỗi. Cái chết là tình huống ngoài lề rõ ràng nhất cho sự vĩnh viễn cách xa mọi sự mọi vật và tất cả chẳng
quá trình giống nhau. Chỉ cần chúng ta bịt mắt lại để bước vào tình huống ngoài lề, thì bấy giờ chúng ta sẽ trở thành con người thật của chính chúng ta ”.
+ M. Heidegger (1889-:-1976): Triết gia Đức với tư tưởng trách nhiệm. Ông cho rằng con người là sự tồn tại bị ném trên thế giới này do tiên thiên đặt định, sau đó nhờ làm hết trách nhiệm thì mới khiến sinh mệnh có ý nghĩa và cái chết giúp cho sự tồn tại của mỗi người được cá biệt hóa, đó là sự tồn tại với bản chất thực của nó. Ông nói “ Chỉ cần thấy sinh tồn ở đây thì trên thực tế nó đang chết ”.
+ J.P. Sartre (1905-:-1980): Triết gia nước Pháp với tư tưởng hiện sinh. Ông cho rằng “ Cái chết có tính 2 mặt của nó, một là phủ định sự tồn tại của nó, hai là
bước ngoặt mang tính quyết định hoàn thành mạng sống. Con người có sự tự do tuyệt đối, nên tôi không vì sắp chết mà tự do, mà là con người tự do muốn chết ”.
Ông còn nói : “Sự chết không bao giờ đem lại ý nghĩa cho cuộc sống, mà ngược
lại, tước đoạt mọi ý nghĩa của cuộc sống : La mort n'est jamais ce qui donne son sens à
la vie, c'est au contraire ce qui lui ôte toute signification (L'Être et le Néant)”.