- Cánh chung học – Lm Giuse Phan Tấn Thành OP – 2009 (lưu hành nội bộ) Cánh chung học – Lm Aug Hoàng Đức Toàn – NXB Tôn Giáo 2009.
2) Sự phán xét: Được giải thích theo nhiều cách theo từng thời gian.
- Theo sách Cựu Ước : trong giai đoạn đầu tiên, người ta quan niệm rằng sự thưởng phạt chỉ xảy ra lúc còn sống, còn sau khi chết thì tất cả mọi người đều xuống âm ti (sheol). Nhưng thực tế không đơn giản để răn đe, vì thế nhiều giao ước thưởng
phạt mới của Chúa lần lượt ra đời về sau như : có tính hệ lụy tới cộng đồng, tới các thế hệ con cháu về sau, tới đời sau … Dần dần, với sự phân biệt lành dữ, có xu hướng là người lành được hứa ra khỏi âm ti và hy vọng được sống lại.
- Theo sách Tân Ước : Toàn bộ bản văn chỉ chú trọng tới ngày Quang lâm (= tái
lâm, tận thế, sau rốt…), Chúa sẽ trở lại thế gian, mọi người chết sẽ sống lại và Chúa sẽ phán xét. Do đó vấn đề thưởng phạt của những người chết trước ngày này đã hết sức bức xúc, nhưng lại bất ổn giữa các Thánh, nhằm giáo dục đạo đức con người đang sống để chờ đợi ngày này xảy ra. Sự trông đợi ngày Quang lâm này đã diễn ra từ thế kỷ thứ
1 đến nay.
Một số sự kiện về quan điểm phán xét của các Thánh theo thời gian:
- Thế kỷ thứ 2 : Các Thánh Inhaxio, Clementê … quả quyết các Thánh tử đạo đang ở cạnh Chúa, nhưng thân phận các kẻ không tử đạo thì không bàn đến.
- Thế kỷ thứ 3 : Có 2 lập trường, nhóm Thánh Cyprianô duy trì lập trường cũ, nhóm các Thánh Giustinô, Theophilô … cho rằng các linh hồn tốt hay xấu đều được giữ ở chốn đặc biệt cho tới ngày phục sinh.
- Thế kỷ 4,5 : Phần lớn các Thánh như Ephrem, Nazianzô … cho rằng có sự thưởng phạt liền cho mọi người sau khi chết. Tuy nhiên các Thánh Ambrosiô, Augustinô … tỏ ra rất dè dặt với sự thưởng phạt.
- Thế kỷ 13 đến nay: Vẫn còn nhập nhằng về phán xét, nhưng tạm thời cho rằng có sự thưởng phạt tạm (= phán xét trung gian), vì còn phải chờ phục sinh thân xác vào ngày tận thế để có phán xét sau cùng là vào thiên đàng hay hỏa ngục, bởi sự lành dữ đều do xác và hồn liên đới trách nhịêm. Mặt khác, theo Thánh Thomas cho rằng hồn mà không xác thì bất toàn, không phải là người, không hợp với luật tự nhiên …, là đi ngược lại với tinh thần phục sinh.