Nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm bốn chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Cục Thuế tỉnh Hưng Yên.
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp hoàn thiện và kết luận về công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Cục Thuế tỉnh Hưng Yên.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH
2.1. Cơ sở lý luận về kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.1.1.Khái niệm và mục tiêu của kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.1.1.1. Khái niệm
Khái niệm về thuế
Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuỳ thuộc vào bản chất và cách thức Nhà nước sử dụng, có nhiều quan điểm khác nhau về thuế.
Khái niệm trong Giáo trình thuế (2009) của Học viện Tài chính cho rằng
“Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.”
Trong cuốn Tài chính công (2003), G.Jege đã cho rằng “Thuế là một khoản bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp cho các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi phí của nhà nước.”
Theo Từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển học – 1998) cho rằng “Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hay tổ chức kinh doanh, tuy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp... buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định.”
Từ những khái niệm trên, ta có thể rút ra nhận định chung về thuế: “Thuế là một hình thức động viên bắt buộc của nhà nước nhằm tập trung một phần nguồn lực
từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội vào ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước trong từng giai đoạn.”
Khái niệm về kiểm tra thuế
Bên cạnh những ĐTNT luôn chấp hành đúng luật thuế, phấn đấu phát triển kinh doanh vẫn còn tồn tại không ít đối tượng có biểu hiện trốn thuế, tránh thuế rất tinh vi và phức tạp gây ra thiệt hại không nhỏ đối với Ngân sách nhà nước. Do vậy, trong những năm gần đây, công tác kiểm tra thuế ngày càng được chú trọng, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Cục thuế.
Theo từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2004 cho rằng
“Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét.”
Xét dưới góc độ quản lý nhà nước, Kiểm tra là một chức năng của hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền nhằm đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của đối tượng kiểm tra, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, những thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, qua đó áp dụng những biện pháp xử lý, khắc phục những thiếu sót nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định về Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế “Thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.”
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 Kiểm tra thuế là một tám nội dung quản lý thuế như sau:
“ Điều 3. Nội dung quản lý thuế ...
5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.”
Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự khai, tự nộp thuế của Người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp
luật thuế. Kiểm tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp Người nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện những vi phạm về chính sách thuế của họ.
Khái niệm trong Giáo trình quản lý thuế năm 2008, trang 411 cho rằng
“Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng được kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng được kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá.”
Theo khái niệm trong Giáo trình Chính sách thuế và quản lý thuế năm 2009 cho rằng“Kiểm tra thuế được hiểu là việc xem xét các chủ thể chấp hành các chính sách pháp luật về thuế đúng hay không, kiểm tra việc thực hiện các chính sách về thuế do nhà nước ta ban hành.”
Tổng kết lại, ta có thể đưa ra cách hiểu cơ bản về Kiểm tra thuế là hoạt động xem xét, đánh giá của cơ quan thuế các cấp đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế, phí và lệ phí.
2.1.1.2. Mục tiêu
Thứ nhất, kiểm tra thuế TNDN phải giúp cho công tác quản lý nguồn thu ngân sách được thực hiện một cách tốt nhất, tập trung và huy động đẩy đủ số thu cho NSNN. Đây là mục tiêu chủ yếu vì với mục tiêu này, việc kiểm tra thuế TNDN mới thế hiện đầy đủ vai trò của nó trong việc quản lý nguồn thu NSNN.
Thứ hai, để nâng cao ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế. Mục tiêu này có tính chất thường xuyên, lâu dài và tác động tới ý thức tự giác của doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này thì việc kiểm tra thuế TNDN phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh quy trình quản lý thuế và quy trình kiểm tra người nộp thuế.
Thứ ba, nhằm điều chỉnh những bất hợp lý, những kẽ hở của chính sách pháp luật trong quá trình thực hiện Luật thuế TNDN, hạn chế các tình trạng tránh thuế, trốn thuế của người nộp thuế; phát hiện và xử lý kịp thời đối với các hành vi gian lận về thuế. Góp phần tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh giữa các thành phần kinh tế.
Thứ tư, cải tiến thủ tục quản lý thuế, phân công, phân nhiệm rõ ràng, chuẩn hóa dần công tác quản lý thuế nhăm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế, nâng cao chất lượng làm việc của đội ngũ cán bộ thuế.
Thứ năm, việc kiểm tra thuế TNDN phải góp phần phát huy tốt nhất vai trò của thuế TNDN trong nền kinh tế; bởi vì thông qua kiểm tra thuế TNDN mới cung cấp đấy đủ và kịp thời những thông tin chính xác cho công tác quản lý thuế, từ đó giúp cho Luật thuế TNDN thực sự phát huy được hiệu quả trong nền kinh tế.