2.3 .2Các nhân tố khách quan
3.1 Giới thiệu chung về Cục Thuế tỉnh Hưng Yên
Trong những năm gân đây ngành thuế Hưng Yên đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao và thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2016-2020 đề ra. Trong cả giai đoạn từ 2015- 2020 Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Cấp uỷ, chính quyền địa phương đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo quyết liệt đề ra nhiều chủ trương giải pháp về cơ chế chính sách, tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc, đồng thời chỉ đạo điều hành quyết liệt, có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tạo tiền đề cho việc huy động và nuôi dưỡng nguồn thu NSNN.
Thu NSNN giai đoạn 2015-2020 trong điều kiện các chính sách thu ngày càng được hoàn thiện như thực hiện Luật Quản lý thuế, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN, Luật thuế TTĐB sửa đổi, thuế SDĐPNN, chính sách thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2003... Những chính sách thu này cùng với tổ chức bộ máy ngành thuế được cải cách theo hướng hiện đại hóa đã từng bước phát huy hiệu quả tạo điều kiện tốt cho công tác thu NSNN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói chung.
Từ khi hoạt động của ngành thuế chuyển từ mơ hành quản lý chun quản sang mơ hình quản lý theo chức năng. Tồn bộ quy trình quản lý kê khai, nộp thuế của các đối tượng nộp thuế được thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp, thay đổi theo hướng tự giác là chính. Xuất phát từ thực trạng đó cùng với yêu cầu thay đổi cơ cấu quản lý và hiện đại hóa ngành thuế, cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Hưng Yên cũng từng bước được sắp xếp thay đổi cho phù hợp.
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuế tỉnh Hưng n
trưởng, 03 đồng chí Phó Cục trưởng và 10 Chi cục Thuế tại địa bàn các thành phố, thị xã và huyện. Từ ngày 02/3/2020 sáp nhập thành 05 chi cục thuế khu vực ( gồm: thành phố Hưng Yên - Kim Động, Mỹ Hào - Văn Lâm, Văn Giang - Khoái Châu, Yên Mỹ - Ân Thi, Tiên Lữ - Phù Cừ). Tại cơ quan văn phòng Cục thuế được tổ chức thành 13 phịng chức năng. Số cán bộ, cơng chức của Cục Thuế Hưng Yên là 142 cán bộ, công chức.
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức Cục Thuế tỉnh Hưng Yên
(Nguồn : Phòng Tổ chức cán bộ - Cục Thuế tỉnh Hưng Yên)
Cục thuế Chi cục thuế huyện Khoái Châu Chi cục thuế huyện Kim Động Chi cục thuế TP Hưng Yên Chi cục thuế huyện Yên Mỹ Chi cục thuế huyện Mỹ Hào Chi cục thuế huyện Văn Lâm Chi cục thuế huyện Văn Giang Chi cục thuế huyện Phù Cừ Chi cục thuế huyện Tiên Lữ Chi cục thuế huyện Ân Thi Cục trưởng Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Phòng kiểm tra thuế số 1; 2 Phòng kê khai và kế tốn thuế Phịng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Phòng tin học Phòng tổng hợp nghiệp vụ dự tốn Phịng hành chính- Quản trị- Tài vụ - Ấn chỉ Phịng tun truyền hỗ trợ Phòng thuế thu nhập cá nhân Phòng quản lý các khoản thu về đất Phòng thanh tra thuế số 1;2 Phòng tổ chức cán bộ Phòng kiểm tra nội bộ
Sơ đồ 3.2. Bộ máy tổ chức ngành thuế tỉnh Hưng Yên
(Nguồn : Phòng Tổ chức cán bộ - Cục Thuế tỉnh Hưng Yên)
Vị trí và chức năng
1. Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Cục thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.
2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá cơng tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự tốn thu ngân sách Nhà nước, về cơng tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế, xố nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
4. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.
5. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, cơng khai hố thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
6. Tổ chức thực hiện cơng tác tun truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
8. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.
9. Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế nộp thuế, quyết tốn thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
10. Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
12. Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế quản lý biên lai, ấn chỉ thuế lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khắc phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả cơng tác của Cục Thuế.
cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.
14. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.
15. Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thơng tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước.
16. Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
17. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thơng tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
18. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
19. Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế.
20. Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.
21. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
22. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.
Chức năng cơ bản của các phòng ban thuộc Cục thuế.
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện cơng tác tun truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý
-Phòng Kê khai và Kế toán thuế:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý
-Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý
-Phòng Kiểm tra thuế:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.
-Phòng Thanh tra thuế:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.
-Phịng Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự tốn:
Giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý
-Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế thu nhập cá nhân; kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế.
-Phòng Kiểm tra nội bộ:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, cơng chức thuế; giải
quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành cơng vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế
-Phòng Tin học:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong cơng tác quản lý.
-Phịng Tổ chức cán bộ:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế
-Phịng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ:
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ; cơng tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.
3.2. Đặc điểm của doanh nghiệp ngồi quốc doanh ảnh hưởng tới cơng tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp ngồi quốc doanh trên địa bàn tình Hưng n tăng về số lượng đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động và đóng góp nguồn thu lớn cho NSNN.
Bảng 3.1 Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: Doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Công ty TNHH 2.456 39,77 2.786 39,00 3.021 38,14 Công ty Cổ phần 2.521 40,83 2.984 41,78 3.235 40,85
Doanh nghiệp tư nhân 1.198 19,40 1.373 19,22 1.664 21,01
Tổng 6.175 100 7.143 100 7.920 100
(Nguồn: Phòng THNVDT và Phòng Tin học)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy số lượng doanh nghiệp ngồi quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tăng liên tục từ năm 2017 đến năm 2019, năm 2017 mới chỉ có 2.456 doanh nghiệp ngồi quốc doanh nhưng đến năm 2019 đã có thêm 565 doanh nghiệp được thành lập. Tất cả các các loại hình doanh nghiệp đều có sự tăng lên về số lượng. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên loại hình doanh nghiệp khá đa dạng bao gồm: Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Loại hình doanh nghiệp chủ yếu là Cơng ty TNHH và Công ty Cổ phần (luôn chiếm gần 80% tỷ trọng tổng số doanh nghiệp). Doanh nghiệp tăng lên một phần là nhờ năm 2019 có sự phát triển kinh tế hơn các năm trước, giúp hàng hóa lưu thơng nhanh hơn, tiếp cận với vốn dễ dàng hơn. Nhà nước có một số chính sách ưu đãi hơn như gia hạn nợ thuế, giảm mức thuế suất...
Bảng 3.2. Phân loại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo ngành nghề kinh doanh
Đơn vị: Doanh nghiệp
Ngành sản xuất
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Sản xuất 3.782 61 4.079 57,10 4.360 55,05 Thương mại, dịch vụ 1.458 24 1.869 26,17 2.120 26,77 Vận tải 340 6 360 5,04 410 5,18 Ngành nghề khác 595 10 835 11,69 1.030 13,01 Tổng 6.175 100 7.143 100 7.920 100 (Nguồn: Phòng THNVDT và Phòng Tin học)
Hiện nay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này tiến hành các hoạt động sản xuất kinh, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như: Sản xuất, thương mại dịch vụ, vân tải... Tất cả các loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp đều có sự tăng lên về số lượng qua các năm. Trong cả 3 năm thì số lượng doanh nghiệp sản xuất và thương mại dịch vụ là chiếm đa số, tiếp theo là đến ngành nghề
khác và vận tải.