Phân loại kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp ngoà

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH DO CỤC THUẾ TỈNH HƯNG YÊN THỰC HIỆN (Trang 30 - 31)

nghiệp ngoài quốc doanh

Kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp là một trong các nội dung kiểm tra thuế trong kiểm tra chấp hành pháp luật thuế tại trụ sở NNT.

Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 61 Thông tư sô 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 06/11/2013, quy định về các trường hợp kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế như sau:

“Điều 61. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

1. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại Điều 60 Thông tư này.

2. Kiểm tra đối với trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế căn cứ trên cơ sở dữ liệu được hướng dẫn tại Điều 70 Thông tư này để xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế về khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế đã hoàn, hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, hoặc có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế.

Khi xác định người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, cơ quan thuế thực hiện ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

sau hoàn thuế theo quy định.

Căn cứ phân loại hồ sơ kiểm tra trước khi hoàn thuế quy định tại khoản 2, Điều 41 và kiểm tra sau hoàn thuế tại khoản 4, Điều 41 Nghị định số 83/2013/ NĐ- CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế cơ quan thuế thực hiện ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

4. Kiểm tra đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề: Hàng năm, cơ quan thuế căn cứ nguồn nhân lực của hoạt động kiểm tra, số lượng người nộp thuế đang hoạt động và tình hình thực tế trên địa bàn quản lý để xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra. Việc hướng dẫn xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch, chuyên đề kiểm tra do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định.

5. Kiểm tra đối với các đối tượng chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá, đóng mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền được áp dụng linh hoạt các trường hợp kiểm tra theo quy định tại điều này.”

Theo quy định nêu trên, nếu phân chia theo phạm vi kiểm tra, kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp được chia làm 3 loại: Kiểm tra quyết toán; Kiểm tra chấp hành pháp luật thuế trong giải thể, chia tách, phá sản doanh nghiệp; Kiểm tra hòan nộp thừa thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Nếu phân chia theo kế hoạch được giao, kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp chia làm 2 loại: Kiểm tra theo kế hoạch và Kiểm tra đột xuất.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH DO CỤC THUẾ TỈNH HƯNG YÊN THỰC HIỆN (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w