2.3 .2Các nhân tố khách quan
4.4. Các điều kiện thực hiện giải pháp
Bổ sung thẩm quyền cho cơ quan thuế
Hiện nay, theo quy định của Luật Quản lý thuế, cơ quan Thuế chưa có chức năng điều tra thuế. Để làm được việc này, ngành Thuế cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở về lý luận cũng như thực tiễn; làm tốt cơng tác đề xuất, tham mưu với Bộ Tài chính, Chính phủ đề xuất với Quốc hội sửa đổi Luật Quản lý thuế để giao chức năng điều tra về thuế cho cơ quan thuế, đồng thời có kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ có thể tiếp nhận nhiệm vụ khi được giao chức năng điều tra thuế.
Thêm vào đó, cần hồn thiện các quy định pháp lý về kiểm soát giao dịch kinh doanh của người nộp thuế: giao cơ quan thuế quyền kiểm tra đột xuất kho hàng của đối tượng nộp thuế; Giao quyền kiểm tra đột xuất sổ sách kế tốn trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng; Hoàn thiện quy định chống chuyển giá.
Hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm về thuế
Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính về thuế theo hướng cần nâng cao hơn nữa mức xử phạt đối với hành vi khai thiếu thuế (Hiện nay là 20%. Theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế để xử phạt hành vi khai thiếu thuế là 20%). Tuy vậy, ngay cả khi đã sửa đổi như vậy thì mức xử phạt
này vẫn thấp chưa có tính răn đe, nâng cao ý thức chấp hành chính sách thuế của người nộp thuế.
Bộ Tài chính cần sớm nghiên cứu đề xuất để Quốc hội sửa đổi các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế trong việc cưỡng chế thi hành nếu người nộp thuế dây dưa, trốn tránh thực hiện, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý thuế. Theo đó, cần sửa đổi quy trình cứng nhắc về trình tự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, cho phép cơ quan thuế được thực hiện những biện pháp phù hợp nhất để cưỡng chế thuế với những điều kiện nhất định.
Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác kiểm tra thuế
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm tra Tổng cục Thuế cần tiếp tục xây dựng các tiêu chí nhằm đánh giá hiệu quả như:
- Thời gian thực hiện một cuộc kiểm tra thuế; - Số cán bộ tham gia một cuộc kiểm tra thuế;
- Số đơn vị được kiểm tra: số lượng và tỷ lệ thực hiện so với tổng số đối lượng doanh nghiệp quản lý;
- Hiệu quả và sự tuân thủ quyết định xử lý kiểm tra: số tiền thuế, tiền phạt đã nộp vào ngân sách nhà nước...;
- Mức độ phát hiện sai phạm khi tiến hành kiểm tại trụ sở người nộp thuế so với phân tích ban đầu.
Đổi mới căn bản chế độ tiền lương đối với công chức nhà nước
Tiền lương là một trong những tiền đề quyết định chất lượng cơng việc của mọi lĩnh vực cơng tác, trong đó có cơng tác thuế. Chế độ tiền lương đối với công chức nhà nước nói chung và đối với cơng chức thuế nói riêng cịn q bất hợp lý. Việc giải quyết bài tốn tiền lương và thu nhập của cơng chức thuế cũng nằm trong bài toán giải quyết tiền lương và thu nhập đối với cơng chức nhà nước nói chung.
Phương hướng cơ bản của đổi mới chế độ tiền lương và thu nhập là phải tinh giản biên chế, đổi mới cơ chế tuyển dụng, bố trí cán bộ và phương thức chi trả tiền lương, thu nhập. Tinh giản biên chế là tiền đề quan trọng để tăng thu nhập cho công
chức nhà nước. Hiện nay, bộ máy nhà nước quá cồng kềnh, nơi thừa, nơi thiếu; số người đến cơ quan nhà nước nhưng làm việc hời hợt quá nhiều, trong khi đó vẫn có những cơng chức làm khơng hết việc. Bởi vậy, bên cạnh việc tinh giản biên chế cần thay đổi cơ chế tuyển dụng theo hướng không tuyển dụng không thời hạn. Tuyển dụng công chức theo dạng hợp đồng. Nếu khơng thực hiện tốt nhiệm vụ thì chấm dứt hợp đồng. Việc trả lương không căn cứ vào thâm niên cơng tác mà căn cứ vào đặc điểm, tính chất và khối lượng cơng việc.
Xây dựng chế độ đãi ngộ đối cới công chức làm công tác kiểm tra thuế
Trong thời gian dần dần hoàn thiện chế độ tiền lương và thu nhập đối với công chức nhà nước, cần khẩn trương xây dựng chế độ đãi ngộ thích hợp với cơng chức làm công tác kiểm tra thuế. Cơng tác kiểm tra thuế có tính chất rất phức tạp, cán bộ làm cơng tác kiểm tra thuế phải là những người am hiểu, giỏi về chính sách pháp luật thuế, kế tốn.... Khi tiến hành nhiệm vụ, va chạm đến quyền lợi của người nộp thuế, nếu khơng có bản lĩnh vững vàng và thu nhập đảm bảo cuộc sống rất dễ bị sa ngã, mua chuộc làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác kiểm tra của cơ quan thuế.
Hiện nay, chưa có quy định về chế độ đãi ngộ thỏa đáng nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của cán bộ làm cơng tác kiểm tra thuế.